Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế

Chia sẻ

(PNTĐ) - Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch Covid-19, TP Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2021-2025, gồm : Kịch bản cơ sở tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; kịch bản 2 là tăng trưởng GRDP khoảng 6,5-7%, đã bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Giám đốc Sở KH-ĐT Đỗ Anh Tuấn báo cáo tại kỳ họpGiám đốc Sở KH-ĐT Đỗ Anh Tuấn báo cáo tại kỳ họp

Về Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, theo Giám đốc Sở KH-ĐT Đỗ Anh Tuấn, mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP được xây dựng từ năm 2020 trong bối cảnh lạc quan về tiến độ tiêm vaccine, thời điểm kiểm soát được đại dịch Covid-19 và triển vọng kinh tế sớm được phục hồi.

Tuy nhiên, ngay trong nửa đầu năm 2021 đại dịch Covid-19 đã bùng phát 2 đợt với biến chủng nguy hiểm hơn. Dự báo, tiến độ tiêm vaccine ở trong nước có thể đến năm 2022 và thời điểm đạt miễn dịch cộng đồng phải tới năm 2023 hoặc lâu hơn.

Trong bối cảnh đó, TP vẫn phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh. Vì vậy một số mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trước đó khó có khả năng thực hiện và tính khả thi không cao. Ngoài ra, Trung ương chưa xác định tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Hà Nội nên chưa có cơ sở để cân đối nguồn lực cho một số mục tiêu phát triển.

Căn cứ tình hình dịch Covid-19 hiện nay, TP xây dựng 02 kịch bản tăng trưởng năm 2021 từ 3,97-4,54% và 02 kịch bản tăng trưởng giai đoạn 2021-2025: 

Kịch bản 1: GRDP tăng 7,5% (đạt cận dưới của chỉ tiêu Đại hội XVII): Để hoàn thành mục tiêu tăng 7,5%, nhiệm vụ giai đoạn 2022-2025 GRDP phải tăng bình quân từ 8,25-8,40%/năm.

Kịch bản 2: GRDP tăng từ 6,5-7,0%: Với kịch bản đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, quý III, IV/2021 mới cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, đến giữa hoặc cuối năm 2022 mới thực hiện tiêm vaccine đạt mức miễn dịch cộng đồng; một số ca nhiễm vẫn diễn ra cục bộ những năm sau đó; dịch bệnh được kiểm soát từ năm 2023; tuy nhiên có thể xảy ra mất cân đối cung - cầu của một vài nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xây dựng làm cản trở sự phục hồi của nền kinh tế; GRDP giai đoạn 2022-2025 tăng bình quân 7,0-7,77%/năm và trung bình 5 năm 2021-2025 đạt 6,5-7,0%.

Về chỉ tiêu chủ yếu, thực hiện đầy đủ 17 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ TP; bổ sung thêm 03 chỉ tiêu về: Diện tích nhà ở bình quân đạt 29,5m2 sàn /người; Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; Tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội đạt 30%.

Về nhiệm vụ và giải pháp, Giám đốc Sở KH-ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết TP sẽ thực hiện gồm các nhiệm vụ, giải pháp của 12 nhóm ngành nghề, dịch vụ chủ yếu như: Phát triển kinh tế; phát triển quản lý đô thị; xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ; đảm bảo an sinh xã hội; quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; củng cố tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Để thực hiện kế hoạch, TP dự kiến tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện. Cùng với đó, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, khai thác triệt để các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù; xây dựng danh mục các dự án trọng điểm với quy trình, thủ tục đầu tư, tiến trình GPMB rõ ràng; ban hành các chương trình hành động gắn với các chỉ tiêu cụ thể; kiểm tra gián sát thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch…

Dự thảo Nghị quyết HĐND TP nhấn mạnh các chỉ tiêu chủ yếu

 (1) Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025: 7,5-8,0%; trong đó: Dịch vụ: 8,0-8,5%; Công nghiệp và xây dựng 8,5-9,0%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 2,5-3,0%.

(2) Cơ cấu kinh tế năm 2025: Dịch vụ 65,0-65,5%; Công nghiệp và xây dựng 22,5 23,0%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,4-1,6%.

(3) GRDP bình quân/người: 8.300-8.500USD.

(4) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1-3,2 triệu tỷ đồng.

(5) Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%.

(6) Tốc độ tăng năng suất lao động từ 7,0-7,5%.

(7) Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%; Thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, Làng văn hóa: 65%; Gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%.

(8) Tỷ lệ trường công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 80-85%.

(9) Số giường bệnh/vạn dân: 30-35; Số bác sỹ/vạn dân: 15; Duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

(10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75-80%; Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55-60%.

(11) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: dưới 3%.

(12) Cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố.

(13) Tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới: 100%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM nâng cao: 40%, NTM kiểu mẫu: 20%; Hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM cấp Thành phố.

(14) Tỷ lệ đô thị hóa: 60-62%.

(15) Diện tích nhà ở bình quân đạt 29,5 m2 sàn /người.

(16) Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%.

(17) Tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội đạt 30%.

(18) Tỷ lệ hộ dân thành thị và nông thôn được cung cấp nước sạch: 100%.

(19) Tỷ lệ các chất thải và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn: 100%; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%; Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải: 100%; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 50-55%.

(20) Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: 30-35%.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.