Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để bảo vệ thành quả phòng dịch

Chia sẻ

Chiều 20/9, Sở Chỉ huy công tác phòng chống Covid-19 TP Hà Nội đã giao ban với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì hội nghị.

Đồng chí Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP chủ trì hội nghịĐồng chí Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP chủ trì hội nghị

Tới dự có PGS-TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế; PGS.TS. Hoàng Đức Hạnh, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.

Báo cáo tại buổi giao ban, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết: từ 18 giờ ngày 21/9 đến 14 giờngày 22/9 Hà Nội có 6 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 1 ca cộng đồng ở Kiến Hưng (Hà Đông), còn 5 ca ở khu cách ly; TP đã tiêm 6.410.075 mũi vắc-xin phòng dịch, chiếm 68,6% dân số và chiếm 95,6% số dân trên 18 tuổi… Đại diện Sở Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở được phép kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin mũi 1 và tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1; rà soát di biến động dân cư để tăng cường xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, ho, sốt, khó thở…

Đại diện Công an TP thông tin, vào tối 21/9 (Rằm Trung thu) lực lượng công an đã bố trí các lực lượng tuyên truyền, nhắc nhở nhưng không cản được nên lượng người qua đường quá đông. Côngan TP đề nghị các sở, ngành cần tăng cường phối hợp trong việc quét mã QR code để quản lý người ra vào TP để truy vết ngay khi có tình huống F0, F1. 

Đại diện quận Hà Đông thông tin về 2 ca F0 mới được phát hiện trên địa bàn. Đó là 2 anh em trong cùng một gia đình ở phường Kiến Hưng; qua rà soát, truy vết được 28 F1, có 26 người tại Hà Đông và 2 người tại Cầu Giấy. Hiện quận đưa 28 F1 đi cách ly tập trung; thông báo với quận Cầu Giấy để đưa 2 F1 đi cách ly. Quận đã triển khai khoanh vùng khử khuẩn, lấy toàn bộ mẫu của 26 F1, 77 người ở khu vực bệnh nhân sinh sống ở tổ dân phố số 8 Kiến Hưng và toàn bộ chợ Đa Sỹ gửi Trungtâm Kiểm soát dịch bệnh TP (CDC Hà Nội) và đang chờ kết quả.

Tại cuộc họp, các chuyên gia dịch tễ, chuyên gia y tế đã trao đổi thêm về các nguy cơ dịch bệnh nếu chúng ta không tuân thủ nghiêm thông điệp phòng dịch 5K cũng như có tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho biết: TP đang kiểm soát tốt dịch, số ca dương tính giảm đi rất nhiều nhưng chắc chắn thời gian tới vẫn có các ca trong cộng đồng, nhất là khi TP đã đủ điều kiện nới lỏng giãn cách xã hội. Hà Nội lại nằm trong khu vực vùng Thủ đô có nhiều hoạt động giao lưu về kinh tế-văn hóa-xã hội trong khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là miền Nam nên TP cần chủ động. Đồng thời, triển khai quyết liệt các giải pháp đã thực hiện hiệu quả trong thời gian qua như khoanh vùng, truy vết nhanh F1, F2 khi phát hiện F0; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để giảm sức người; chủ động đánh giá nguy cơ, trong dịch tễ có giám sát trọng điểm, chúng tôi đề nghị giao CDC Hà Nội xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm với: các đối tượng khai báo ho sốt - dấu hiệu chỉ điểm, những đối tượng nguy cơ cao, khu vực nguy cơ cao (có ổ dịch cũ) hoặc khu vực sản xuất công nghiệp… TS. Hoàng Đức Hạnh đề xuất: khi mở cửa, người dân từ các tỉnh thành khu vực có dịch vào TP bắt buộc phải cách ly tập trung hoặc tính toán có biện pháp kiểm soát dịch bệnh để tạo điều kiện cho người dân; tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp đã được TP triển khai như tuyên truyền người dân thực hiện 5K, tăng cường kiểm tra ở các khu vực, nhất là khu vực có nguy cơ cao.  

PGS-TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát biểu tại cuộc họpPGS-TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát biểu tại cuộc họp.

PGS-TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát biểu tại cuộc họp cũng đồng tình và đánh giá cao việc TP Hà Nội đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh song cũng khuyến cáo để TP không có ca mắc Covid-19 là khó, dù chúng ta đã thực hiện giãn cách gần 2 tháng nhưng vẫn còn ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng. Vì thế, chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác. Nhất là, dịch đi vào chuỗi lây nhiễm như lái xe, chợ đầu mối, người bán hàng trực tuyến từ các vùng khác về chứ không phải chỉ trong TP. DùTP kiểm soát người từ vùng dịch về nhưng không thể kiểm soát tất cả. TS.Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh: sau 14 ngày, người dân đã tiêm xong mũi 1 mới có miễn dịch; tiêm đủ 2 mũi mới có miễn dịch để bảo vệ mỗi cá nhân tốt hơn nhưng chỉ giảm sự lây nhiễm chứ không hoàn toàn đảm bảo người tiêm không bị lây nhiễm. CDC Hoa Kỳ đã nghiên cứu và nhận thấy nồng độ virus của người tiêm và người không tiêm bằng nhau nên tỉ lệ lây nhiễm của người đã tiêm cho người khác cũng giống như người chưa tiêm, chỉ khác người tiêm không có triệu chứng và không tử vong. Như vậy người tiêm chủng vẫn có thể bị mắc nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác, đặc biệt nếu lây cho trẻ em, người già, người có bệnh nền-những người này chưa được tiêm thì nhiễm phải nhập viện và nguy cơ tử vong; người tiêm vắc-xin đi đến vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp lại lây nhiễm cho người chưa tiêm vắc-xin thì dễ bùng phát dịch. Ở VN hiện chưa có những vùng có tỉ lệ tiêm chủng cao. TS.Trần Đắc Phu đề nghị Hà Nội tiếp tục tiêm mũi 2 đạt tỉ lệ cao để được miễn dịch cộng đồng; đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân để nâng cao ý thức phòng dịch, mỗi ngành, mỗi cấp phải có phương án để bảo vệ an toàn vùng xanh, cố gắng giữ vững thành quả phòng dịch.

Kết luận buổi giao ban, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, từ ý kiến chia sẻ của các chuyên gia y tế cho thấy, việc tiêm vắc xin là cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng, song không vì thế mà người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin lại chủ quan, lơ là. Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, việc người dân và phương tiện đổ về các tuyến phố trung tâm của Hà Nội để vui Tết Trung thu trong tối 21/9 là hình ảnh không đẹp đối với công tác phòng, chống dịch của Thành phố. Qua việc này cho thấy một số địa phương của TP chưa thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch. Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thành, xây dựng kế hoạch và triển khai Chỉ thị 22 của UBND TP, đảm bảo rõ người, rõ việc, trong đó phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, cần tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, thông điệp 5K, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. 

Các địa phương cần tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát tại khu dân cư để nắm tình hình di biến động. Chỉ thị 22 cũng nêu rất rõ, các quận, huyện phải triển khai nghiêm túc, tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, xử lý các trường hợp vi phạm; nhất là tại các trung tâm thương mại, các cửa hàng, dịch vụ trong trung tâm thương mại chỉ được hoạt động theo đúng danh mục tại Chỉ thị 22 và cần đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch, giữ khoảng cách, thực hiện 5K, phải có quét mã QRCode, cơ sở nào vi phạm kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động. 

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát, triển khai kế hoạch tiêm vắc xin. Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của tiêm vắc xin, tránh chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch sau khi đã tiêm vắc xin theo khuyến cáo của các cơ quan y tế. Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, bởi đây là yếu tố hết sức quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai đưa phần mềm quản lý xét nghiệm đến 11 quận, huyện còn lại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quét mã QR code phục vụ công tác quản lý, truy vết. Đồng chí cũng đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ Chỉ thị 22, tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo an toàn đối với từng loại hình đơn vị, công ty, công sở. Các sở, ngành cần cụ thể hóa, tham mưu với TP để hoàn thiện bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid đối với từng loại hình, từng ngành nghề trên địa bàn.

 ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Hà Nội hiện nay có khoảng 2.200 người là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến và 159 gia đình thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố. Các chiến sĩ năm xưa tuy giờ tuổi đã cao, sức yếu, nhưng ý chí và truyền thống yêu nước, lòng nhiệt huyết xây dựng quê hương đã truyền lửa cho các thế hệ trẻ của Thủ đô hôm nay.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.