Người dân chưa "mặn mà" quét mã QR tại các cửa hàng

Chia sẻ

Từ ngày 16/9, TP. Hà Nội đã cho phép các nhà hàng, quán ăn... tại 19 quận, huyện, thị xã được mở cửa trở lại kèm theo điều kiện bắt buộc là phải tạo mã quét QR tại điểm bán. Tuy nhiên, đa phần người dân chưa có thói quen thực hiện việc này.

Ghi nhận của phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô trưa ngày 29/9, tại các con phố Tô Hiệu (Cầu Giấy), Phùng Khoang, Nguyễn Quý Đức, Thành Công... nhiều địa điểm kinh doanh đã có mã QR nhưng hầu hết khách mua hàng còn "quên" quét mã khi vào cửa hàng.

Tại con phố Phùng Khoang - nơi có lượng lớn các cửa hàng ăn uống, ghi nhận hầu hết hàng quán đã chấp hành tốt việc dán mã QR, nhưng người dân đến mua sắm chưa tự giác quét mã khai báo y tế. 

Cửa hàng bánh mỳ này tại Phùng Khoang đã thực hiện nghiêm túc việc dán mã QR ngay từ khi có quy định của Thành phố.Cửa hàng bánh mỳ này đã thực hiện nghiêm túc việc dán mã QR và thực hiện rất tốt các biện pháp giãn cách phòng dịch ngay từ khi có quy định của Thành phố.

Cô Đỗ Bằng, chủ cửa hàng bánh mỳ tại số 93 Phùng Khoang chia sẻ với phóng viên: "Ngay từ khi Thành phố có chủ trương dán mã QR, cửa hàng đã tìm hiểu cách thức in và dán mã ngay tại tủ kính trước cửa để tiện lợi cho khách quét mã. Khách đến mua hàng hầu như đã tự giác quét mã nhưng cũng có đôi lần tôi phải nhắc nhở".

Một khách hàng đang thực hiện quét QR khai báo Y tế tại cửa hàng của cô Bằng.Một khách hàng đang thực hiện quét QR khai báo Y tế tại cửa hàng của cô Bằng.

Ngược lên phố Nguyễn Quý Đức, tại khu chợ C1, Thanh Xuân Bắc, các tiểu thương nghiêm túc thực hiện phòng chống dịch bệnh. Không chỉ dán mã QR, toàn bộ các ki-ốt trong khu chợ này còn được quây ni-lông đảm bảo giãn cách giữa người mua và người bán. Đặc biệt hơn, tiểu thương ở chợ còn "không quên" dán một tấm biển "nhắc nhở" giãn cách 2m.

Không chỉ có ni-lông, mã QR, một tấm biển Không chỉ có ni-lông, mã QR, một tấm biển "nhắc nhở" giãn cách 2m cũng được các tiểu thương chợ C1, Thanh Xuân Bắc treo lên.

Chị Ngọc Ánh, tiểu thương tại chợ C1, Thanh Xuân Bắc cho biết: "Ý tưởng được tổ Covid cộng đồng của khu vực đưa ra, điều này làm cả người bán lẫn người mua an tâm hơn rất nhiều". "Để tránh các tiểu thương lơ là, không thực hiện các biện pháp phòng dịch, tổ Covid cộng đồng của khu vực có ngày đi kiểm tra đến 4-5 lần, nếu thấy có ki-ốt nào không treo mã QR, biển cảnh báo hay "vén" ni-lông lên là sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt", chị nói.

Toàn bộ Ki-ốt tại khu chợ này đều thực hiện tốt 5K.Toàn bộ ki-ốt tại khu chợ này đều thực hiện tốt 5K.

Người dân chưa

Trên phố Tô Hiệu, Cầu Giấy, ghi nhận lúc 12 giờ trưa có nhiều cửa hàng ăn có lượng shiper lớn. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, hầu như các shiper đều không quét mã.

Mặc dù mã QR được dán trước cửa nhưng vị khách này vẫn vô tư đi vào cửa hàng mà không quét mã.Mặc dù mã QR được dán trước cửa, nhưng vị khách này vẫn "vô tư" đi vào cửa hàng mà không quét mã.

Một số cửa hàng thực hiện tốt việc dán mã QR và có tấm kính chống giọt bắn.Một số cửa hàng thực hiện tốt việc dán mã QR và có tấm kính chống giọt bắn.

Anh Nguyễn Hải Nam, chủ cửa hàng bán phụ điện điện thoại trên phố Thành Công chia sẻ: "Cửa hàng thực hiện dán mã QR ngay từ đầu, vị trí của mã cũng dễ nhìn thấy nhưng nếu như tôi không nhắc nhở thì khách hàng cũng sẽ không quét mã".

Hầu hết cửa hàng đều đã thực hiện xong việc dán mã QR. Nhưng khách hàng vẫn chưa có thói quen ra vào phải quét mã.Hầu hết cửa hàng đều đã thực hiện xong việc dán mã QR. Nhưng khách hàng vẫn chưa có thói quen ra vào phải quét mã.

Người dân chưa

Bài và ảnh: HỮU PHÚ - CÔNG NGỌC

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.