Hà Nội lan man sách cũ

Chia sẻ

Cuối thập niên 90, Hà Nội bắt đầu chuyển mình điềm đạm. Trên những con phố cũ, bên những chiếc cúp đèn vuông, đèn tròn hối hả vẫn có vòng xe đạp xoay đều đặn. Đêm về, đi dọc đường Láng bên sông Tô Lịch, mặc ánh đèn vàng trong sương lạnh, vầng trăng vẫn le lói phía sau tán lá.

Những gốc cây xù xì trầm tư nối dài, lằn ranh giới bất chợt hiện ra giữa một Hà Nội mới mẻ và phần còn lại của kí ức.

Người Hà Nội khi ấy sẽ nhớ, mé bên kia là bụi đất vàng có nghĩa quanh quẩn đâu đây những ngôi nhà mới mọc lên, còn ở mé bên này, bụi làm những tán cây, biển hiệu nhuốm phong trần năm tháng nhanh hơn. Nhưng tôi nhớ, còn có một sắc màu khác của Hà Nội ngày đó là những vỉa hè, những cửa hàng lan man sách cũ.

Thu, gió cuốn lá vàng bay dọc từ đường Láng lên tới đường Phạm Văn Đồng, con đường ấy tôi thường đi bộ. Đi để cảm nhận cái hồi hộp, may mắn tìm những cuốn sách cũ.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Mùa thu, Hà Nội cũng hanh heo như bao miền đất vùng Bắc Bộ. Đất kinh kỳ văn hiến cả ngàn năm chất chứa trong dáng cội cành. Một chiếc lá vàng rơi bên thềm đá ngôi đình cổ cũng làm ta bồi hồi. Hà Nội thời nào cũng lắng đọng tinh hoa, hồn giấy dó ngưng trong mực mài. Sách từ trí tuệ của những anh tài đất học xứ Thanh, xứ Nghệ, Thành Nam, Kinh Bắc... làm nên thứ “đặc sản” tinh thần mà người từ các tỉnh theo những chuyến xe khách tìm về vội vã chỉ để: lang thang sách cũ vỉa hè.

Hà Nội của những năm ấy chưa từng có những quán nét, thì sách chính là con đường để nhìn ra thế giới tâm hồn hay tìm về những cũ xưa mà thời gian vùi lấp. Tôi nhớ những con phố ấy cả những khi chỉ lang thang để tìm một cái tứ gì đang nảy ra trong đầu. Mỗi con đường đều lắng sâu kí ức, để rồi khi nhịp chuyển mình mau lẹ lại nhận ra, mình chưa kịp viết được gì, Hà Nội đã lập đông.

Mùa đông, Hà Nội cũng mưa phùn gió bấc, những vỉa hè ướt sũng và lạnh cóng, là khi phải tạm biệt những hàng sách miên man. Lại những tiếc nuối và chờ đợi mùa xuân sau nắng sẽ lên, sách lại tràn hè phố. Rồi xuân sau, những con đường lại mở rộng thêm để theo kịp sự nảy nở, sinh sôi của con người, có những hàng sách đã vĩnh viễn không bao giờ có nữa, nhà mới mọc lên thay cho mái ngói cũ kĩ ngày nào.

Giờ có dịp lang thang tìm sách trên phố xưa, sẽ không còn mấy những cụ già giương mục kỉnh vừa đọc sách vừa trông hàng, không còn những cụ ông hóm hỉnh vừa vuốt cái bìa sách vừa nhâm nhi chén trà nữa rồi. Lúc ấy, kịp nhận ra một thời đã qua, mình đã may mắn được cảm nhận một phần ký ức đẹp của những con phố ấy. Một mùa thu Hà Nội không phải trong chiến tranh, trong năm tháng bao cấp lam lũ mà một Hà Nội lắng đọng những giá trị tinh hoa, những lựa chọn mất còn của giá trị văn hóa tiềm ẩn. Hà Nội ơi biết đến bao giờ lại được lang thang phố sách...

MAI PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.