Giáo dục sáng tạo - Xu thế tất yếu của tương lai

Chia sẻ

Các chuyên gia cho rằng giáo dục phải giúp con trẻ phát triển được sự sáng tạo, giúp trẻ biết tò mò, biết hứng thú với cuộc sống và chủ động khám phá thế giới.

Đóng góp tại Hội nghị về giáo dục “Bản hòa ca trí tuệ” (Symphony of the mind) với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ” (Creativity is the next intellect) do Tổ chức Giáo dục Embassy Education thực hiện, nhiều chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực như tâm lý học, giáo dục, kinh doanh và nghệ thuật cùng thảo luận về triết lý giáo dục tiến bộ trong kỷ nguyên mới.

Học giả, chuyên gia Việt Nam và quốc tế hội tụ tại hội nghị thường niên về giáo dục “BẢN HÒA CA TRÍ TUỆ” (Symphony of the mind) với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ”, diễn ra vào 2 ngày 8-9/10Học giả, chuyên gia Việt Nam và quốc tế hội tụ tại hội nghị thường niên về giáo dục “BẢN HÒA CA TRÍ TUỆ” (Symphony of the mind) với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ”, diễn ra vào 2 ngày 8-9/10

Theo đó, rất nhiều đóng góp, trăn trở về một triết lý giáo dục tiến bộ trong kỷ nguyên mới và thống nhất đi đến một quan điểm cho rằng: "Giáo dục sáng tạo là xu hướng tất yếu của hiện và tương lai".Đây không phải là một trào lưu nhất thời mà là xu hướng phát triển giáo dục ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục sáng tạo - "chìa khóa" phát triển trong thời đại mới

Xoay quanh chủ đề định hướng giáo dục sáng tạo cho tương lai, GS Trần Thanh Vân (tiến sỹ Vật lý, người sáng lập Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam - đối tác chính thức của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốccho rằng, dù ở thời đại nào, con người cũng cần nuôi dưỡng năng lực trí tuệ của mình, cụ thể là năng lực của não bộ. Nó không chỉ giúp mỗi cá nhân học tập mà còn giúp các em phát triển tâm hồn, biết yêu cái đẹp và cuộc sống. Hai năng lực đó song hành trong quá trình phát triển và khám phá thế giới. 

Giáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam lan tỏa cảm hứng giáo dục sáng tạo cho phụ huynhGiáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam lan tỏa cảm hứng giáo dục sáng tạo cho phụ huynh

"Tôi hình dung rằng bộ óc như một nhạc cụ với nhiều dây đàn, khi được kích thích sẽ phát ra âm thanh, có phải đó là bản hòa ca của trí tuệ chăng?", GS. Trần Thanh Vân chia sẻ.

Chính vì vậy, một bộ não có năng lực là bộ não biết sáng tạo, là nơi hội tụ của trí và tâm. Giáo dục phải giúp con trẻ phát triển được bộ não ấy – giúp trẻ biết tò mò, biết hứng thú với cuộc sống và chủ động khám phá thế giới.

Trong khi đó, về quan điểm người dạy, GS. Ngô Bảo Châu cũng đề cao vai trò của sáng tạo. Theo ông, sáng tạo sẽ khiến cho việc dạy và học trở nên hiệu quả. "Người thầy thực thụ không phải là những người chỉ đọc thuộc lòng một quyển sách. Cũng là nội dung đó, nhưng sẽ luôn luôn có phần nào sáng tạo trong đó", GS. Ngô Bảo Châu nói.

Ông cho rằng, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ hình thành tư duy tích cực về học tập. Theo GS. Ngô Bảo Châu, việc học không phải là việc nạp những kiến thức theo lối sáo mòn. Việc học là sống, việc học phải giúp cho trẻ trở thành người tự chủ và hạnh phúc.

Muốn học tốt, cần có năng lực sáng tạo. Học tập hiệu quả là sống một cuộc sống hiệu quả. Chính vì vậy, năng lực sáng tạo là một kỹ năng cần thiết để sống cuộc sống hiệu quả. Không chỉ là động lực phát triển năng lực học tập, sáng tạo cũng là nhân tố nuôi dưỡng sự thông minh cảm xúc. Chính vì vậy, mô hình giáo dục nào giúp trẻ có năng lực sáng tạo cần được quan tâm phát triển hơn nữa.

Liên tục rèn luyện sự sáng tạo giúp trẻ phát triển toàn diện

Chia sẻ về chủ đề này, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh cho biết, giáo dục toàn diện không chỉ giúp trẻ có năng lực học tập mà phải phát triển tâm hồn, cảm xúc. Việc liên tục rèn luyện sự sáng tạo là chất xúc tác của qua lại giữa IQ và EQ, có thể tăng sự trực cảm, nhạy cảm của một đứa trẻ, giúp các nuôi dưỡng tình yêu thương. Điều đó có thể được phát triển thông qua các bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, diễn xuất.

Bà khuyến khích việc cha mẹ và nhà trường tạo môi trường cởi mở để trẻ được đặt câu hỏi. "Tôi thường nói với thanh niên là trả lời có thể khó nhưng đặt câu hỏi có khi còn khó hơn. Các bạn chỉ cần tiếp cận nhiều chiều, phải làm cái điều mà người ta gọi là "Thinking out of the boxes " - thoát ra khỏi những cái khuôn sáo có sẵn", bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ.

Sự sáng tạo cần những trực giác và ngẫu nhiên mà không một trí tuệ nhân tạo nào có thể bắt chước. Nó được xem là yếu tố cơ bản của những tiến bộ tri thức vượt bậc trong lịch sử loài người.Sự sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng bởi không một trí tuệ nhân tạo nào có thể bắt chước. Nó được xem là yếu tố cơ bản của những tiến bộ tri thức vượt bậc trong lịch sử loài người.

Chuyên gia này cũng cho rằng phải coi sáng tạo là định hướng xuyên suốt của nền giáo dục trong thế kỷ XXI. Vì rằng thế giới sẽ luôn biến động, biến động nhanh, và đó sẽ là một thế giới phức hợp. Chính vì vậy, giáo dục cũng phải đổi mới và thích nghi liên tục nếu không muốn thụt lùi.

"Chỉ có sáng tạo thì mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của thế kỷ mới…Giáo dục toàn diện, giáo dục sáng tạo phải khiến cho chúng ta suy nghĩ bằng toàn bộ khối óc của mình”, Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh nói.

Là nhân vật rất được chờ đón trong sự kiện lần này, GS Howard Gardner - "cha đẻ" của Học thuyết đa trí thông minh đã chia sẻ vai trò tiên quyết của sáng tạo trong hành trình phát triển con người cũng như định hình tương lai của nền giáo dục tiên tiến.

Từ 40 năm trước, ông đã thấy được điểm mùa của IQ, và quan trọng hơn, là trí thông minh không chỉ là logic, nó đa dạng và linh hoạt hơn thế, dựa trên việc mỗi cá nhân là một bản thể khác biệt, trí thông minh vì vậy cũng là khác nhau.

Ông đề cao vai trò của văn hoá nghệ thuật trong việc hun đúc sức sáng tạo. Tuy nhiên không thể nói sự sáng tạo chỉ là hoạt động của đầu óc. Toàn bộ cơ thể con người và năng lực tinh thần cũng là một cội nguồn và là nguyên liệu của sự sáng tạo.

GS Howard Garder cũng nhấn mạnh vai trò của xã hội và các tổ chức giáo dục khi cho rằng để một con người có thể phát triển hết tiềm năng hay một loại hình trí thông minh nào đó thì cần rất nhiều động lực cũng như được dạy dỗ tốt trong một môi trường khuyến khích trẻ khám phá.

Đặc biệt xã hội cũng cần chung tay để biết và công nhận giá trị của trí thông minh đó. "Chúng ta nên quan tâm đến sự phát triển sớm về trí tuệ, trí thông minh và sức sáng tạo ngay từ khi có thể", GS Howard Garder cho biết.

HẢI CHI

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.