Thúc đẩy phát triển đô thị theo chiều sâu

Chia sẻ

Hà Nội đang thực hiện lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó, nội dung quan trọng được xem xét, bổ sung là định hướng quy hoạch không gian ngầm khu vực đô thị trung tâm. Cùng với đó, đồ án Quy hoạch không gian ngầm trung tâm TP Hà Nội sẽ sớm được phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch ngầm

Tính đến tháng 7/2021, dân số Hà Nội vượt ngưỡng 8 triệu người, trung bình mỗi năm, dân số Thủ đô tăng khoảng 200 nghìn người. Theo số liệu của Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, tại Thủ đô hiện có khoảng 7,6 triệu phương tiện các loại, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên lưu thông trên địa bàn Hà Nội. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng diện tích dành cho giao thông chưa theo kịp tốc độ gia tăng của phương tiện dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị, ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí... Để giải quyết thực trạng này, một trong những giải pháp quan trọng là phải xây dựng được hệ thống giao thông ngầm, thậm chí là những khu đô thị dưới lòng đất.

 Trước đây, không gian ngầm đô thị chỉ được quan tâm như là nơi có tài nguyên nước ngầm và cũng là nơi đặt hệ thống đường ống cấp nước và đường cống thoát nước, bao gồm cả các cống hộp thay thế cho các kênh mương. Theo Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đã đến lúc không gian ngầm trở thành một vấn đề quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển đô thị. Hà Nội cần xem xét chú trọng đẩy mạnh công tác quy hoạch ngầm để phát triển một cách bài bản, liên kết đồng bộ cho toàn đô thị, tránh tình trạng phát triển cục bộ từng công trình, mạnh ai nấy đào.

Nhận xét về việc phát triển các công trình ngầm tại Hà Nội trong thời gian qua, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - cho biết, Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều công trình ngầm, như: Hệ thống hầm đường bộ, đường sắt đô thị; Hệ thống đường dây, đường cáp điện lực, viễn thông và tầng hầm của các công trình xây dựng dân dụng. Song, các công trình ngầm trên mang tính cục bộ, chưa có tính liên kết để phát huy hiệu quả khai thác sử dụng.

 Quy hoạch không gian ngầm là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển đô thịQuy hoạch không gian ngầm là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị

Hướng đi tất yếu của các đô thị hiện đại

Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khanh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho rằng, việc phát triển không gian ngầm, hệ thống giao thông dưới lòng đất là hướng đi tất yếu của các đô thị hiện đại. Thực tế tại nhiều nước phát triển, không gian ngầm được tận dụng, phát huy không chỉ giảm bớt gánh nặng cho không gian mặt đất, giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề đô thị, đặc biệt là ùn tắc giao thông, mà còn góp phần cải thiện chất lượng sống cho người dân.

Theo PGS. TS. Lưu Đức Hải, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị – Bộ Xây dựng, quy hoạch không gian ngầm cần lưu ý, đối với hệ thống giao thông ngầm, cần quy định cụ thể hành lang sẽ xây dựng các tuyến giao thông ngầm và hành lang an toàn. Các điểm kết nối với không gian giao thông phía trên mặt đất.

Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 3/12/2015, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 6649/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín. Với những định hướng rõ nét hơn trong điều chỉnh quy hoạch xây dựng Thủ đô lần này, cùng với việc đồ án Quy hoạch không gian ngầm trung tâm TP Hà Nội sớm được phê duyệt sẽ làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng, cụ thể hóa các không gian ngầm của Hà Nội. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã triển khai lập quy hoạch đến nay đồ án đã hoàn chỉnh, được Sở QH-KT tổ chức thẩm định, hiện đang trình UBND TP xem xét phê duyệt trong thời gian tới đây.

Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, theo quy hoạch, các tuyến giao thông đường bộ ngầm chủ yếu bố trí tại các nút giao thông khác, các quảng trường (quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình...), các khu vực công trình đầu mối đường sắt quốc gia (khu vực ga Hà Nội, ga Ngọc Hồi...). Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt đô thị ngầm gồm: Các tuyến số 2, 3, 4, 5 và số 8 xây dựng kết hợp giữa đi trên cao, trên mặt đất và đi ngầm với tổng chiều dài xây dựng ngầm khoảng 68,5km trong phạm vi khu vực nội đô và 61 ga ngầm trên các tuyến… Đáng chú ý, quy hoạch các bãi đỗ xe công cộng ngầm bố trí tại khu vực 9 quận trung tâm với 79 địa điểm, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 107,03ha, công trình xây dựng từ 3-4 tầng hầm (tối đa đến 5 tầng hầm đỗ xe và cho phép bố trí kết hợp với các chức năng thương mại dịch vụ).

Về không gian công cộng ngầm, trên cơ sở định hướng quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, xác định các ga ngầm là hạt nhân để hình thành không gian công cộng ngầm xung quanh bán kính 500m. Theo đó, xác định được 39 vị trí có tiềm năng hình thành các khu vực phát triển không gian công cộng xây dựng ngầm từ Vành đai 3 vào trung tâm TP. Ngoài ra, khu vực nằm ngoài phạm vi 500m từ đầu mối giao thông công cộng, các khu vực hiện hữu có nhu cầu xây dựng lại như khu tập thể cũ, các khu vực phải di dời ra khỏi nội đô… là những khu vực khuyến khích xây dựng tầng hầm để sử dụng đất hiệu quả. Tổng số có 65 khu vực khuyến khích hình thành không gian công cộng ngầm với tổng quy mô diện tích khoảng 2.171ha.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

(PNTĐ) -  Sáng 27/4, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), trật tự đô thị (TTĐT) với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các lực lượng, đơn vị trên địa bàn quận. Hoạt động nhằm  đảm bảo công tác VSMT, TTĐT trên địa bàn Quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng từng bước đi vào nề nếp.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.