Tuyên dương 50 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021

Chia sẻ

Lễ tuyên dương giáo viên tiêu biểu xuất sắc trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Bà Ngô Thị Minh và anh Nguyễn Ngọc Lương tặng bằng khen cho giáo viên tong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2020Bà Ngô Thị Minh và anh Nguyễn Ngọc Lương tặng bằng khen cho giáo viên trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2020 (Ảnh: Bảo Anh)

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh Covid-19 ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Các giáo viên được tuyên dương sẽ được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Kỷ niệm chương và Sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.

Sau hơn 02 tháng phát động (01/8 -15/10/2021), Ban Tổ chức đã nhận được hồ sơ của 116 gương thầy cô giáo từ 57 tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu. Hội đồng đã họp và lựa chọn ra 50 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương. Trong đó, người giảng dạy lâu năm nhất là cô giáo Nguyễn Thị Dạ Thảo, sinh năm 1969, giáo viên tại Trường Tiểu học Hưng Phong, xã Hưng Phong, Giồng Trôm, Bến Tre, công tác 34 năm 9 tháng; người nhiều tuổi nhất đang giảng dạy là thầy giáo Mai Văn Quyết, sinh năm 1968, giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Huệ, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu và người trẻ tuổi nhất là cô giáo Trà Thị Thu, sinh năm 1994, công tại tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, Nam Trà My, Quảng Nam.

Là đơn vị đồng tổ chức chương trình trong suốt 7 năm qua, ông Trịnh Văn Hào – Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long bày tỏ, ngay thời điểm này, khi dịch bệnh đã tạm lắng xuống, nhiều trường học vẫn chưa thể mở cửa, các thầy trò vẫn đang học tập online. Đây là thời điểm khó khăn nhất, thách thức sự bền bỉ, nghị lực của mỗi nhà giáo và cả ngành giáo dục. Những nỗ lực phi thường của các thầy cô giữa dịch bệnh xứng đáng được ghi nhận và tôn vinh. Đó cũng là lý do chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2021 hướng đến đối tượng giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong dịch bệnh, thiên tai, vùng sâu, vùng xa… Càng trong nghịch cảnh, các thầy cô càng kiên cường và trở thành điểm tựa vững chắc cho các học sinh giúp việc học không gián đoạn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, trước đó, từ ngày 01/8 đến ngày 01/10, Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi viết “Người thầy của tôi”. Sau 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được gần 2.000 bài viết về những câu chuyện, những kỷ niệm cảm động có thật về tình cảm thầy trò ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Những suy nghĩ, cảm nghĩ về tình cảm thầy trò trước đây và hiện nay.

Hội đồng giám khảo sẽ lựa chọn những bài viết xuất sắc nhất để trao 01 giải Nhất trị giá 5 triệu đồng; 01 giải Nhì trị giá 3 triệu đồng; 01 giải Ba trị giá 2 triệu đồng và 05 giải Khuyến khích trị giá 1 triệu đồng. Đặc biệt, 01 bài viết ý nghĩa nhất về tình cảm thầy trò ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để xây tặng 01 Nhà công vụ trị giá 100 triệu đồng cho địa phương có nhân vật được thể hiện trong bài viết. Dự kiến, Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Đây là hoạt động thiết thực triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

ANH HOA

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.