Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội:

9 năm, người dân chưa được cấp sổ đỏ

Bài và ảnh: VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho gia đình, bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ đã mất 9 năm mà vẫn chưa xong. Bà Thảo liên tục khiếu nại UBND quận Tây Hồ đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế để được cấp sổ đỏ bởi nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của gia đình bà.

9 năm, người dân chưa được cấp sổ đỏ - ảnh 1
Cổng nhà bà Thảo (cổng sắt bên phải), gia đình sinh sống ổn định, không có tranh chấp từ tháng 2/1993 đến nay.

Hồ sơ nộp đủ, bị om 3 năm 4 tháng

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo cho biết, ngày 1/2/1993, bà mua một ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 151m2 của ông Nguyễn Quang Minh, ở số 32, đường 1, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Từ đó đến nay, gia đình bà Thảo sinh sống liên tục ở đây và không có bất kỳ tranh chấp nào. 

Ngày 23/8/1997, gia đình có nhu cầu xây dựng nhà ở, bà Thảo làm đơn xin phép xây dựng gửi đến UBND quận Tây Hồ và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội. Ngày 8/11/1997, gia đình bà Thảo được Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số 266/GPXD trên diện tích đất 150m2, với các hạng mục: Cải tạo nhà cũ 1 tầng cấp 4 thành nhà ở cao 3 tầng.

Ngày 5/7/2011, bà Thảo nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp sổ đỏ. Nhưng đến 3 năm 4 tháng sau, qua nhiều lần trả đi trả lại, kiến nghị, đối thoại, đến ngày 28/11/2014, UBND phường Yên Phụ xác nhận bà Thảo đã đăng ký kê khai và nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Trước đó, ngày 24/11/2014, UBND quận đã có Quyết định số 3701/QĐ-UBND về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho gia đình bà Thảo. Điều đáng nói là, quyết định lại căn cứ theo khoản 2, khoản 4, Điều 19 và khoản 2, Điều 46 theo Quyết định 24/2014/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, về việc “Xử lý những trường hợp có vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 1/7/2004”. Theo đó, gia đình bà Thảo phải nộp 50% tiền sử dụng đất cho diện tích 90m2 và 100% tiền sử dụng đất nhân hệ số K vượt hạn mức cho diện tích 58,7m2.

Gia đình bà Thảo không đồng ý với quyết định của UBND quận Tây Hồ, nên ngày 3/12/2014, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi UBND quận đề nghị giải thích rõ các nội dung trong quyết định đó. Đến ngày 10/2/2015, bà Thảo mới nhận được trả lời của Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quận Tây Hồ (Văn bản số 341/TN&MT ghi ngày 24/12/2014).

Gia đình bà Thảo không đồng tình với nội dung UBND quận quy kết thuộc trường hợp lấn chiếm, hoặc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép…, nên tiếp tục gửi đơn khiếu nại. Từ đó đến nay, nhiều văn bản của UBND quận Tây Hồ lại đưa lý do “đã hết thời hạn khiếu nại” để không giải quyết đơn của bà Thảo, nên gia đình rất bức xúc.
Văn bản “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Qua 9 năm ròng rã khiếu nại 2 văn bản gồm Quyết định 3701/QĐ-UBND của UBND quận Tây Hồ và trả lời số 341/TN&MT của Phòng TN&MT quận, gia đình bà Thảo đã gửi nhiều đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng. Các cơ quan này đều có văn bản trả lời, tiếp nhận và chỉ đạo xác minh làm rõ, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.

Hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết và xác định nguồn gốc đất của gia đình bà Thảo giữa UBND phường Yên Phụ và quận Tây Hồ lại không khớp nhau. Đơn cử như, tại công văn số 999/UBND-TN&MT ngày 26/9/2013 của UBND quận Tây Hồ, phường Yên Phụ phải liệt gia đình bà Thảo vào trường hợp đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng sau ngày 15/10/1993 và trước ngày 1/7/2004.

Tuy nhiên, văn bản số 254/CV-UBND, ngày 27/9/2014 của UBND phường Yên Phụ phản bác lại văn bản của UBND quận Tây Hồ khi cho rằng: Căn cứ Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn luật, hồ sơ kê khai bổ sung của gia đình bà Thảo thì “việc áp dụng hướng dẫn tại Công văn số 999/UBND-TN&MT của quận Tây Hồ là không phù hợp”. 

Tại các văn bản ngày 28/2/2022 và ngày 18/3/2022 của UBND phường Yên Phụ báo cáo gửi UBND quận Tây Hồ về việc xác minh, kiểm tra nguồn gốc đất đều cho thấy, diện tích đất của bà Thảo được xác định là “mua bán và có tài sản trên đất từ trước ngày 15/10/1993”.

Tại Văn bản số 201/UBND-ĐC, ngày 26/7/2022 của UBND phường Yên Phụ gửi UBND và Phòng TN&MT quận Tây Hồ về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nguồn gốc đất và quá trình sử dụng nhà, đất của gia đình bà Thảo thể hiện rõ: Từ trước năm 1989, trên phần diện tích đất của gia đình ông Minh (người bán nhà cho bà Thảo) có ngôi nhà cấp 4, diện tích khoảng 30m2 sử dụng để ở… đã nhượng lại cho gia đình bà Thảo.

Như vậy, mỗi một việc xác minh nguồn gốc đất của gia đình bà Thảo đã cho thấy sự bất cập theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” khiến cho vụ việc kéo dài chưa được giải quyết thấu tình, đạt lý. 

Theo Luật Đất đai 2013, tại điểm d, khoản 1, Điều 100 quy định, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Áp quy định này, gia đình bà Thảo có hợp đồng mua bán nhà đất trước ngày 15/10/1993 và được UBND xã xác nhận như vậy thì được cấp giấy chứng nhận mà không phải nộp tiền sử dụng đất. 

Theo đuổi việc nhận quyền lợi chính đáng của gia đình mà mất thời gian đến cả thập kỷ, bà Thảo vô cùng mệt mỏi và cho rằng việc áp dụng chính sách pháp luật sai là đang “hành” dân. Sau trả lời của đại diện Phòng TN&MT quận cho rằng bà Thảo có thể gửi đơn ra Toà án nhân dân để được giải quyết, bà Thảo cũng từng nộp đơn ra Toà án nhân dân quận Tây Hồ thì Toà án lại không thụ lý với lý do “không có quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại mà chỉ có thông báo từ quận”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân kêu cứu!

Người dân kêu cứu!

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của vợ chồng bà Lê Thị Mỹ (72 tuổi) và ông Nguyễn Đức Tứ (80 tuổi) ở khu 6, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức phản ánh về việc chính quyền thực hiện thu hồi đất của gia đình ông bà đang sinh sống 31 năm, lại còn phạt gần 1 tỷ đồng, gia đình có nguy cơ không còn nơi ở.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

(PNTĐ) - Dự án Đường giao thông liên xã từ La Phù đến Đông La, huyện Hoài Đức đã được HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 15/2/2022. Tuy nhiên đến nay, đã qua hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy, khiến những công trình liên quan bị dở dang, việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã La Phù bị chậm tiến độ, giao thương luôn trong tình trạng ùn tắc…
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

(PNTĐ) - Liên tiếp trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 52 ra ngày 27/12/2023 và số 22 ra ngày 29/5/2024 đăng các bài viết: “Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bán đất trái thẩm quyền: Chính quyền làm sai, dân chịu thiệt?” và “Xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội): Công trình cầu, đường dở dang ảnh hưởng đến đời sống người dân” ghi nhận phản ánh của phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô về việc nhiều công trình đường, cầu và nhà văn hoá chậm tiến độ đưa vào sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

(PNTĐ) - Mạnh tay chi hàng chục tỷ đồng mua “Nhà phố Thương mại” tại Dự án VegaCity Nha Trang với mong muốn tạo lập một căn nhà ven biển vừa để ở, vừa có thể kết hợp kinh doanh. Vậy nhưng, giờ đây chị Trần Thị Nga (Hà Nội) lại ngỡ ngàng và bức xúc khi Chủ đầu tư “trưng ra” Giấy CNQSD đất ghi chú: “Công trình Dịch vụ thương mại không có chức năng khách sạn, căn hộ lưu trú, căn hộ ở”. Với ghi chú này, “nhà phố” bỗng dưng được biến hóa thành một dạng “ki-ốt” kinh doanh?
Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

(PNTĐ) - Hơn 18 năm nay, 97 hộ dân ở phường Phú Thịnh bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30%, trong đó có 14 hộ bị thu hồi 100% đất nông nghiệp để thực hiện dự án Khu nhà ở Phú Thịnh vẫn chưa được giao đất dịch vụ do bị “mắc kẹt” giữa các văn bản của tỉnh Hà Tây so với Nghị định của Chính phủ.