Bắt giữ đối tượng tổ chức tiêm vaccine ‘dịch vụ’ trái phép

Chia sẻ

Tối 21/8, cơ quan CSĐT Công an TPHCM ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Thị Kim Dung (SN 1989, ngụ Quận 4) để điều tra về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Qua nắm tình hình trên không gian mạng, lực lượng nghiệp vụ Công an TPHCM phát hiện tài khoản facebook “Kim Zunf” đăng tin cung cấp “dịch vụ tiêm vaccine COVID-19” tại TPHCM.

Đối tượng Lê Thị Kim DungĐối tượng Lê Thị Kim Dung (Ảnh: Công an TP HCM)

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, CATP đã truy tìm chủ tài khoản facebook “Kim Zunf” (tên thật là Lê Thị Kim Dung, sinh năm 1989, ngụ Quận 4) và đã bắt quả tang khi Dung đang tổ chức cho 2 người đến tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Trường Mầm non 10, Phường 10, Quận 11.

Tại cơ quan Công an, Dung khai nhờ mối quan hệ cá nhân, Dung có thể sắp xếp, cung cấp các suất tiêm vaccine COVID-19 với giá từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/1 liều.

Dung đăng thông tin này lên mạng và “khách hàng” có nhu cầu thì nhắn tin cung cấp thông tin cá nhân để Dung lập danh sách rồi khách chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của Dung để thanh toán.

Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc diện đối tượng được tiêm vào danh sách tiêm vaccine trên địa bàn Quận 11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.

Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và đang tiếp tục mở rộng điều tra xem còn ai liên quan đến đường dây này để  xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Chủ trương và chính sách tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí đến tất cả người dân đang được Chính phủ và chính quyền TPHCM đang triển khai ráo riết. Tuy nhiên, một số đối tượng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh và quá trình triển khai tiêm vaccine để trục lợi, vi phạm nghiêm trọng chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Những hành vi này đều bị pháp luật xử lý nghiêm.

Cơ quan chức năng tiếp tục khuyến cáo người dân cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi và các hình thức quảng cáo khác.

P.V

Tin cùng chuyên mục

“Gỡ khó” trong bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng

“Gỡ khó” trong bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(PNTĐ) - Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do chế độ bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng khác với Luật Đất đai 2013 và các quy định trước đó. Đặc biệt là các trường hợp hỗ trợ bị giảm về không đồng (0 đồng), chênh lệch trên cùng dự án, gây bức xúc trong nhân dân.
10 năm vẫn ngổn ngang gây ô nhiễm môi trường

10 năm vẫn ngổn ngang gây ô nhiễm môi trường

(PNTĐ) - Không chỉ người dân sinh sống ở hai bên đường dọc bờ kênh La Khê, quận Hà Đông mà hàng nghìn người đi qua tuyến đường Ngô Quyền, phường La Khê mỗi ngày đều cảm thấy bức xúc trước tình trạng bụi, rác thải ô nhiễm môi trường và ùn tắc đường kéo dài do công trình thi công dở dang.
Kè ao đường cổng làng cổ Đường Lâm sạt lở, gây nguy hiểm

Kè ao đường cổng làng cổ Đường Lâm sạt lở, gây nguy hiểm

(PNTĐ) - Nhiều du khách đến với điểm du lịch làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây bên cạnh những cảm nhận tốt đẹp về một làng quê thanh bình, đậm văn hoá truyền thống của làng quê Bắc bộ thì vẫn lo ngại về nguy cơ mất an toàn từ sự xuống cấp của đoạn đường kè bờ ao.
Dân mừng vì đường nhiều “ổ voi” đã được tu sửa

Dân mừng vì đường nhiều “ổ voi” đã được tu sửa

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, nhiều hộ dân ở khu vực đường Lê Lợi, Tổ dân phố Hồng Hà, phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây phải hứng chịu cảnh bụi đường, tiếng ồn do đường có lưu lượng xe qua lại đông, nhất là nguy cơ mất an toàn giao thông bởi đoạn đường ngã tư có nhiều “ổ gà, ổ voi”, gập ghềnh giữa đường…
Vụ Phạm Thoại kêu gọi hàng chục tỷ đồng từ thiện: Mạnh thường quân có quyền yêu cầu công an vào cuộc

Vụ Phạm Thoại kêu gọi hàng chục tỷ đồng từ thiện: Mạnh thường quân có quyền yêu cầu công an vào cuộc

(PNTĐ) - Vụ việc Phạm Thoại kêu gọi hàng chục tỷ đồng từ thiện cho bé Bắp đang thu hút sự chú ý của dư luận. Theo luật sư, dưới góc độ pháp lý, việc kêu gọi, tiếp nhận tiền từ thiện là công việc thiện nguyện nhạy cảm nên đòi hỏi người đứng ra kêu gọi phải nghiêm túc và công khai minh bạch. Khi cảm thấy không minh bạch trong hoạt động từ thiện, người ủng hộ có quyền yêu cầu công khai sao kê số tiền ủng hộ này.