Chuẩn bị phúc thẩm vụ án tranh chấp “Huỷ quyết định huỷ hợp đồng làm việc có thời hạn”

Chia sẻ

Toà án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội vừa quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án lao động về việc “Tranh chấp Huỷ quyết định huỷ hợp đồng làm việc xác định thời hạn” giữa bà Đào Thị H.T (SN 1992, nguyên đơn) và Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST).

Trước đó, báo Phụ nữ Thủ đô số 26 (ra ngày 30/6/2021) đã đăng tải bài viết "Đơn phương huỷ hợp đồng lao động, một học viện bị kiện" theo đơn kêu cứu của bà Đào Thị H.T về việc bà bị Giám đốc Học viện KHCN&ĐMST huỷ kết quả tuyển dụng viên chức vì lý do “Hồ sơ tuyển dụng bổ sung của thí sinh không đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng” sau khi đã ký hợp đồng làm việc có xác định thời hạn với bà H.T (SN 1992, trú tại phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội).

Một cuốn sách chuyên khảo có sự tham gia của bà Đào T hị H.TMột cuốn sách chuyên khảo có sự tham gia của bà Đào T hị H.T.

Ngày 17/5/2021, bà H.T cũng đã làm đơn kháng cáo gửi đến TAND TP Hà Nội, kháng cáo toàn bộ bản án lao động sơ thẩm số 02/2021/LĐST ngày 4/5/2021 của TAND quận Hoàn Kiếm về vụ án lao động “Hủy quyết định số 174/QĐ-HVKHCN ngày 15/5/2020 của Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo về việc hủy hợp đồng lao động làm việc xác định thời hạn đối với bà Đào Thị H.T và các văn bản có liên quan”. Đồng thời, đề nghị TAND TP Hà Nội hủy Bản án lao động sơ thẩm số 02/2021/LĐST ngày 04/05/2021 của TAND quận Hoàn Kiếm để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bà H.T.

Theo nội dung đơn kêu cứu của gửi đến báo Phụ nữ Thủ đô, bà Đào Thị H.T cho biết, bà đang làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2016 tại trường Quản lý Khoa học công nghệ, một trong những đơn vị sát nhập thành Học viên KHCN&ĐMST. Khi Học viện này có thông báo tuyển dụng viên chức, chị đã đăng ký dự tuyển ở vị trí nghiên cứu viên, giảng viên.

Sau hai vòng xét tuyển, ngày 9/12/2019, Giám đốc Học viện đã ban hành Quyết định số 685 về việc công nhận điểm kiểm tra, sát hạch và phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức năm 2019” đối với các ứng viên, trong đó có tên bà T. Trên cơ sở trúng tuyển viên chức, ngày 17/12/2019, Học viện đã ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với chị. Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng làm việc, đến ngày 15/5/2020, bà nhận được quyết định số 173 của giám đốc Học viện về việc Huỷ kết quả tuyển dụng viên chức năm 2019 vì lý do: “Hồ sơ tuyển dụng bổ sung của thí sinh sau khi rà soát theo quy định tại Nghị định 161/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung tuyển dụng viên chức, công chức không đáp ứng yêu cầu vị trí tuyển dụng”.

Bà T cho rằng, quyết định của Giám đốc Học viện là hoàn toàn sai luật. Bởi trong quá trình công tác, bà đã vào làm việc ở vị trí hợp đồng không xác định thời hạn từ ngày 1/12/2016, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bà đã nhận được bằng kiến trúc sư, được đào tạo chính quy. Quá trình công tác, chị học thạc sỹ chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ. Đặc biệt, trong thời gian làm việc từ 2016-2020, bà T không vi phạm kỷ luật lao động, đồng thời cũng là ứng viên có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được học viện ghi nhận. “Tôi đã khiếu nại đến Giám đốc Học viện và Bộ Khoa học công nghệ nhưng không được giải quyết, đành phải khởi kiện đến TAND quận Hoàn Kiếm” – bà T cho biết.

Ngày 4/5/2021, TAND quận Hoàn Kiếm mở phiên tòa xét xử vụ án “Tranh chấp hủy Quyết định làm việc xác định thời hạn” giữa nguyên đơn là bà Đào Thị H.T và bị đơn là Giám đốc Học viện HVKHCN & ĐMST, đồng thời tuyên bố không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về “hủy Quyết định số 174 ngày 15/5/2020 về việc hủy hợp đồng làm việc xác định thời hạn và Quyết định số 173 ngày 15/5/2020 của Giám đốc HVKHCN & ĐMST về hủy kết quả trúng tuyển viên chức đối với bà H.T... Theo bà T, phán quyết của TAND quận Hoàn Kiếm đã không khách quan, không đúng pháp luật, không bảo về quyền lợi chính đáng của bà.

Luật sư Hoàng Văn Bẩy, Công ty Luật TNHH MTV Thái Thành, Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng cho rằng, TAND quận Hoàn Kiếm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm các qui định hiện hành về tuyển dụng viên chức nhà nước như: buộc đương sự sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện và xác định mối quan hệ pháp luật tranh chấp không đúng pháp luật. Theo yêu cầu khởi kiện lần 1 ngày 10/9/2020 của nguyên đơn là khởi kiện về Quyết định số 173 về việc hủy kết quả tuyển dụng viên chức đối với nguyên đơn. Đây là quyết định cá biệt được ban hành bởi Học viện KHCN&ĐMST vì Quyết định này thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Khoa học và Công nghệ, Học viện chỉ là đơn vị được Bộ là cơ quan quản lý nhà nước về viên chức ủy quyền thực hiện việc tuyển dụng viên chức. Ngoài ra nguyên đơn khởi kiện Quyết định số 174 của giám đốc Học viện KHCN&ĐMST về hủy Hợp đồng làm việc đối với nguyên đơn.

Nguyên đơn cho rằng, Tòa án sơ thẩm đã xác định sai quan hệ pháp luật trong vụ án. Đây không phải tranh chấp lao động mà là tranh chấp liên quan đến việc yêu cầu tòa án hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức theo Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và tranh chấp Hợp đồng làm việc theo Luật Viên chức liên quan đến yêu cầu hủy quyết định số 174, riêng đối với trình tự thủ tục xem xét việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng làm việc mà Luật Viên chức không có quy định mới mà qui định căn cứ bộ luật tố tụng lao động để giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thụ lý đơn khởi kiện với đối tượng kiện chính là kiện quyết định số 174 và các văn bản liên quan, như vậy quyết định số 173 chỉ là phát sinh. Tuy nhiên khi đưa ra nhận định và xét xử, HĐXX đã tập trung xem xét, nhận định trọng tâm vào quyết định số 173 là quyết định hành chính cá biệt. Toà dựa trên các quy định trái pháp luật và dựa vào các thủ tục tự đặt ra của giám đốc Học viện trong tuyển dụng (ví dụ như bản cam kết, hồ sơ phải có trước ngày thi tuyển,…) để bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn cả 2 quyết định số 173 và 174 của Học viện, việc này đã vi phạm quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự…

“TAND quận Hoàn Kiếm lấy Quyết định số 2742 ngày 08/9/2020 của Học viện Khoa học Xã hội “về việc thu hồi và hủy bỏ giấy xác nhận cấp ngày 16/10/2019 đã cấp cho bà T” để cho rằng bà T không đủ điều kiện tham gia thi tuyển viên chức theo quy định. Tuy nhiên, về nguyên tắc pháp lý, các giấy xác nhận “đang chờ cấp bằng tốt nghiệp” chỉ có giá trị khi chưa được cấp bằng mà thôi. Bà T đã nhận bằng Thạc sỹ vào ngày 11/11/2019 thì các giấy xác nhận “đang chờ cấp bằng Thạc sỹ” đối với bà T sau thời điểm này đều không còn giá trị gì.

Đến ngày 14/11/2019, Học viện có quyết định phê duyệt bà T đủ tiêu chuẩn, điều kiện xét tuyển (sau khi có bằng thạc sỹ 3 ngày), đến ngày 9/12/2019 Học viện có quyết định trúng tuyển vòng 2 phỏng vấn. Theo các mốc thời gian này, việc bà T trúng tuyển viên chức là hoàn toàn đúng với qui định của Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số qui định về tuyển dụng công chức, viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, thay thế cho Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức” – luật sư Bẩy cho biết.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.