Công bố Phần mềm thu thập số liệu phụ nữ bị bạo lực

Chia sẻ

PNTĐ-Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam vừa công bố Phần mềm thu thập số liệu phụ nữ, trẻ em bị bạo lực.

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam đã công bố Phần mềm thu thập số liệu phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có hợp phần phụ nữ di cư quốc tế bị bạo lực giới. 
 
Phần mềm là cơ sở để đánh giá tình hình và xây dựng các bằng chứng phục vụ quá trình vận động chính sách liên quan đến các vấn đề của phụ nữ, bao gồm nữ lao động di cư bị bạo lực giới. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “An toàn và Bình đẳng: Hiện thực hóa quyền và cơ hội của nữ lao động di cư”, là một phần của Sáng kiến tâm điểm toàn cầu của Liên minh châu Âu và Liên Hiệp Quốc nhằm xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái, do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và UN Women thực hiện.
 
Theo thống kê của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, từ năm 2007 đến tháng 3/2019, Phòng Tham vấn đã hỗ trợ tư vấn cho hơn 10.000 lượt người qua điện thoại hoặc trực tiếp. Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận gần 1.200 phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, mua bán trở về từ 49 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong số đó, có 30% phụ nữ di cư quốc tế bị bạo lực giới. 
 
Chị Lê Phương Thúy, trưởng phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho biết, từ đầu năm 2015, Trung tâm bắt đầu xây dựng phần mềm quản lý trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới. Đây là cách làm ưu việt hơn so với cách thức cũ (thu thập và quản lý trên bản word rồi tổng hợp ở excel vào cuối tháng) như độ chính xác cao, thuận lợi cho nhân viên tham vấn trong quá trình giám sát và quản lý ca, đảm bảo tuyệt đối bí mật thân chủ, tiết kiệm thời gian thu thập dữ liệu...
 
Đến năm 2019, Trung tâm xây dựng thêm hợp phần về quản lý các trường hợp bị mua bán người và hoàn thiện tính năng quản lý phụ nữ, trẻ em di cư bị bạo lực giới trên hệ thống phần mềm để đáp ứng các nhu cầu can thiệp kịp thời và hiệu quả đối với các nạn nhân. 
 
 
Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm Nga Phụ Khang “lột xác” tiếp tục quảng cáo trái phép

Sản phẩm Nga Phụ Khang “lột xác” tiếp tục quảng cáo trái phép

(PNTĐ) - Sau khi Báo Phụ nữ Thủ đô phản ánh dấu hiệu quảng cáo sai sự thật liên quan sản phẩm Nga Phụ Khang do Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu phân phối, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vào cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, ngay lập tức, nhãn hàng này lại tiếp tục “lột xác” để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh…
Cảng tự phát Hòa Bình, vi phạm chỉ được xử lý trên giấy?

Cảng tự phát Hòa Bình, vi phạm chỉ được xử lý trên giấy?

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô số 44 ra ngày 30/10/2024 có bài “Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Bao giờ xử lý triệt để vi phạm tại cảng Hòa Bình?” ghi nhận tình trạng trên địa bàn xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn có bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép. Đến nay, bạn đọc của Báo phản ánh, các cơ sở vi phạm tiếp tục hoạt động rầm rộ, khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Hơn 10 năm vẫn “giậm chân tại chỗ“

Hơn 10 năm vẫn “giậm chân tại chỗ“

(PNTĐ) - 14 năm trước, chợ Mai Lĩnh nằm bên đường Quốc lộ 6, gần cầu Mai Lĩnh, phường Đồng Mai, quận Hà Đông được đầu tư xây dựng, sau khi đưa vào sử dụng thì lại gặp phải hàng loạt những hạn chế, nhất là không thuận tiện cho việc mua bán của tiểu thương với người dân dẫn đến nhiều diện tích bỏ không, trong khi người dân lại thiếu chỗ họp chợ.
Vi phạm cũ có thể làm ngơ?

Vi phạm cũ có thể làm ngơ?

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô đã có bài viết Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Bao giờ xử lý triệt để vi phạm tại cảng Hòa Bình? đăng ngày 30/10/2024 về tình trạng trên địa bàn xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn có 3 bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép. Bạn đọc tiếp tục phản ánh, các cơ sở vi phạm hiện đang hoạt động rầm rộ, khiến dư luận bức xúc bởi ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ và gây ô nhiễm môi trường.
Tắc nghẽn giao thông tại nút giao đường Phạm Tu - Tỉnh lộ 70

Tắc nghẽn giao thông tại nút giao đường Phạm Tu - Tỉnh lộ 70

(PNTĐ) - Dự án đầu tư đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (nay là đường Phạm Tu) đã được thông xe từ cuối tháng 1/2020. Sau hơn 4 năm, hạng mục cầu vượt vẫn chưa được thực hiện, dồn áp lực về nút giao đường Phạm Tu - đường Tỉnh lộ 70, biến nơi đây thành điểm đen về ùn tắc giao thông.