Đồng loạt kiểm tra nhiều kho hàng, cơ sở kinh doanh thời trang, dệt may trên địa bàn Thái Bình

Chia sẻ

Từ ngày 1-3/10/2021, Đội QLTT số 3 và Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT Thái Bình đã đồng loạt kiểm tra đột xuất các kho hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh quần áo, hàng may mặc trong đợt cao điểm thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2021.

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ gần 800 bộ quần áo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu UNIQLO, ADIDAS; 560kg áo len và 2.061 kg vải các loại chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về nhãn hàng hóa.

Cụ thể, vào hồi 9 giờ ngày 03/10/2021, Đội QLTT số 3 phối hợp với Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp - Cục QLTT đã kiểm tra đột xuất kho hàng của Công ty TNHH may xuất khẩu Bình Lan, địa chỉ: Thôn Tân Hoá, Xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ đang sản xuất, kinh doanh vải cuộn các loại. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện có 92 cuộn vải các loại, tổng trọng lượng 2.061 kg, Công ty chưa xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hoá trên. Đội QLTT số 3 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa để thẩm tra, xác minh, làm việc tiếp để xử lý theo quy định của pháp luật. 

Trước đó, vào hồi 9 giờ ngày 02/10/2021, Đội QLTT số 3 nhận được nguồn tin báo của quần chúng nhân dân. Qua thẩm tra xác minh thông tin, Đội đã tiến hành kiểm tra đột xuất Cửa hàng quần áo Nết Hoàng do bà Nguyễn Thị Nết làm chủ, địa chỉ: Xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đang kinh doanh quần áo các loại có dấu hiệu vi phạm về nhãn, nhãn hiệu hàng hóa.

Đội QLTT số 3 đang kiểm tra tại Cửa hàng quần áo Nết Hoàng (Duyên Hải, Hưng Hà)Đội QLTT số 3 đang kiểm tra tại Cửa hàng quần áo Nết Hoàng (Duyên Hải, Hưng Hà)

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh 700 bộ quần áo trẻ em gắn nhãn hiệu “UNIQLO” và 80 bộ quần áo thể thao nam gắn nhãn hiệu “ADIDAS” có nhãn nhưng không ghi đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, trị giá hàng hóa là 25.800.000 đồng. Đội QLTT số 3 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa để thẩm tra, xác minh, làm việc tiếp để xử lý theo quy định của pháp luật. 

Cũng theo nguồn tin của quần chúng nhân dân đã được thẩm tra, xác minh, vào hồi 14 giờ ngày 01/10/2021, Đội QLTT số 5 đã tiến hành khám nơi cất giấu hàng hoá tại Cơ sở sản xuất, buôn bán hàng dệt may Hương Hiền, địa chỉ: Xã Tây Lương, huyện Tiền Hải, Thái Bình do ông Vũ Văn Hương làm chủ. Tại thời điểm khám, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang sản xuất, kinh doanh 30 bao áo len các loại, tổng trọng lượng là 560 kg có dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hoá. Ông Hương - chủ cơ sở chưa xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hoá trên. Đội QLTT số 5 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa để thẩm tra, xác minh, làm việc rõ. 

Đội QLTT số 5 đang kiểm tra hàng hoá tại cơ sở sản xuất, buôn bán hàng dệt may Hương Hiền (Tây Lương, Tiền Hải)Đội QLTT số 5 đang kiểm tra hàng hoá tại cơ sở sản xuất, buôn bán hàng dệt may Hương Hiền (Tây Lương, Tiền Hải)

Trong thời gian tới, Cục QLTT Thái Bình tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT triển khai tăng cường công tác quản lý địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao ý thức hiểu biết quy định pháp luật của chủ cơ sở. Tổ chức kiểm tra, tuyên truyền tại các chợ truyền thống để người tiêu dùng nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết về hàng hóa, có khả năng phân biệt hàng thật- hàng giả, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

P. V

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.