Giả danh cán bộ phòng, chống dịch cưỡng đoạt tài sản: 6 thanh thiếu niên lĩnh án từ 24 đến 48 tháng tù

Chia sẻ

Ngày 1/9, 6 bị cáo trong vụ án giả danh cán bộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trấn lột tiền của người đi đường đã bị Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đưa ra xét xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

6 bị cáo gồm: Nguyễn Đức A. (SN 2004, trú tại Tây Hồ, Hà Nội), Phạm Việt Đ (SN 2004, trú tại Đống Đa, Hà Nội), Nguyễn Đ.Q (SN 2006, trú tại Ba Đình, Hà Nội), Trần M.S (SN 2006, trú tại Ba Đình, Hà Nội), Nguyễn Đắc Th (SN 2004, trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Nguyễn Văn T.H (SN 2006, trú tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế).

Các bị cáo tại tòa ngày 1/9Các bị cáo tại tòa ngày 1/9.

Theo cáo trạng, khoảng 1h30 ngày 3/8, tổ công tác Công an quận Hoàn Kiếm làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, khi đến phố Trần Nhật Duật (phường Đồng Xuân, Hoàn Kiếm) thì phát hiện 6 thanh niên mặc quần áo dân quân tự vệ đang đứng vây quanh 2 nam thanh niên. Khi tổ công tác kiểm tra, 6 đối tượng thừa nhận vừa thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của 2 thanh niên trên. Qua điều tra, cơ quan công an làm rõ động cơ cưỡng đoạt tài sản của nhóm thanh thiếu niên này. Lợi dụng tâm lý lo sợ của người dân ra đường không có lý do bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt trong thời gian giãn cách xã hội, 6 đối tượng đã bàn nhau sử dụng quần áo dân quân tự vệ, đeo băng đỏ, giả danh tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.

Khoảng 20h ngày 2/8, 6 đối tượng mặc quần áo dân quân tự vệ, đeo băng đỏ, cầm gậy gỗ điều khiển giao thông. Nhóm này đã đèo ba trên xe mô tô, lượn vòng quanh các tuyến phố để tìm người có dấu hiệu vi phạm nhằm cưỡng đoạt tài sản. 1h30 sáng ngày 3/8, khi đến gầm cầu Long Biên, phố Trần Nhật Duật, phát hiện 2 nam thanh niên đi xe máy đến trước số nhà 44 Trần Nhật Duật, các đối tượng ép xe 2 thanh niên trên vào vỉa hè, rồi yêu cầu kiểm tra hành chính, hỏi lý do ra đường. Khi một thanh niên mở cốp xe lấy giấy tờ thì Phạm Việt Đ nói: "Dịch dã thế này ra đường làm gì, bàn giao về chốt để xử phạt. Có tiền bồi dưỡng mấy anh em đi làm đêm hôm".

Thấy các đối tượng mặc trang phục dân quân tự vệ, sợ bị đưa về phường và bị phạt nhiều tiền nên nam thanh niên điều khiển xe đã lấy hết tiền trong người được 341 ngàn đồng đưa cho Phạm Việt Đ. Khi Phạm Việt Đ vừa nhận tiền thì bị tổ công tác của Công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ tang vật gồm: 3 dùi cui gỗ màu đỏ, trắng, một gậy chỉ huy giao thông, 2 dùi cui điện, 3 bộ đàm, một súng bắn đạn nhựa và số tiền 341 nghìn đồng vừa cưỡng đoạt của nạn nhân.

Theo lời khai khi cơ quan công an mở rộng điều tra, ngoài vụ cưỡng đoạt tài sản đó, 6 bị cáo còn gây ra 4 vụ cưỡng đoạt tài sản khác cùng với thủ đoạn tương tự. Tại tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy hành vi phạm tội của các bị cáo cần được xử lý nghiêm minh. Bởi trong bối cảnh cả nước và Hà Nội đang gồng mình chống dịch, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và các Chỉ thị phòng chống dịch của thành phố, các đối tượng lại lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực hiện các hành vi phạm tội. Hội đồng xét xử tuyên phạt 6 bị cáo với mức án từ 24-48 tháng tù.

TRẦN THANH

 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.