Hà Nội: Nhiều đoạn đường xanh... hết xanh

Bài và ảnh: C. NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Đó là một số đoạn đường, tuyến phố, từng được “xanh hóa” nhờ vườn hoa, thảm cỏ… Nhưng do không có người chăm sóc đã mất đi màu xanh, gây mất mỹ quan cho khu vực.

Hà Nội: Nhiều đoạn đường xanh... hết xanh - ảnh 1
Những khóm hoa nằm trên dải phân cách phố Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) dần trơ trụi do không có người chăm sóc

Dọc các con phố như Hoàng Cầu, Yên Lãng (quận Đống Đa) trước đây có những khóm hoa, cây cảnh được trồng tại các dải phân cách, đảo giao thông nay cây mọc lung tung chỗ cao, chỗ thấp. Thậm chí có đoạn do không được chăm sóc, cây cảnh trở nên héo úa, trơ trụi, xung quanh là khoảng đất trống chứa toàn chất thải, phế liệu do người dân đổ trộm khiến cảnh quan trở nên nhếch nhác. 

Tương tự, dọc theo tuyến đường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), các khóm hoa dâm bụt, bằng lăng, hoa giấy do không được chăm sóc đã mọc um tùm. Có khóm hoa giấy leo bám trên các cây lớn nhưng do không có giá đỡ nên gần như đổ sập xuống đường.   
Chị Lê Hồng Ngọc, một người dân sống ở khu vực đường Kim Mã cho biết: “Ngày trước, những khóm hoa dâm bụt trồng ở dải phân cách và hai bên đường rất đẹp. Nhưng hiện nay, những bụi hoa này lại gây mất mỹ quan đô thị, thậm chí gây nguy hiểm cho người đi đường”. 

Lý giải cho tình trạng này, được biết, trên phố Kim Mã, ngoài phần diện tích mà Công ty Công viên cây xanh đang quản lý và duy trì, một phần đường (đoạn ngã ba Kim Mã- Núi Trúc) đang bàn giao cho Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, do các đơn vị đang thực hiện thi công công trình, nên có tình trạng cây cỏ không được chăm sóc, cắt tỉa.

trạng tương tự trên cũng đang diễn ra trên các tuyến phố như Thái Hà (Đống Đa), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), Bưởi (Ba Đình)…

ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội, Sở đang phê duyệt gói thầu cải tạo lại toàn bộ hệ thống cây cảnh, cây xanh trên dải phân cách ở một số tuyến đường như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, khu vực từ bến xe Yên Nghĩa về ga Cát Linh. 

Còn theo ông Trương Minh Quang - Trưởng phòng Quản lý Đô thị quận Đống Đa, về việc chỉnh trang lại hệ thống cây xanh trên địa bàn, lãnh đạo UBND quận Đống Đa đã có chỉ đạo rà soát thực trạng và có báo cáo về Sở Xây dựng. 

Có thể thấy, để đảm bảo được mỹ quan đô thị cho thành phố thì hệ thống cây xanh trên địa bàn Thủ đô cần phải được quan tâm, chăm sóc một cách thường xuyên. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý tình trạng cây xanh không được chăm sóc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.