Hà Nội: Taxi “ế ẩm” sau 1 tháng tái hoạt động

Chia sẻ

Đã gần một tháng tái hoạt động sau một thời gian dài nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều hãng taxi ở Hà Nội vẫn đang rơi vào tình trạng ế ẩm, công suất hoạt động chỉ đạt 25 - 30% so với trước đây.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại bến xe Mỹ Đình, hàng loạt taxi thuộc hãng Bắc Á Taxi đậu ngay ngắn ở phía bên ngoài cửabến. Các lái xe tại đây tụ tập với nhau để tán gẫu, trò chuyện cho qua thời gian thay vì tấp nập phục vụ kẻ đưa, người đón khách hàng như trước.

“Khoảng 9 - 10 xe trực chờ từ sáng nhưng mãi đến gần trưa mới có một xe “bắt” được khách. Xe liên tỉnh thì èo uột, taxi cũng “đói ăn”, ngày cao điểm chỉ chạy được 7 - 8 cuốc ngắn (60.000 - 80.000 đồng/chuyến), khách hàng hầu hết là người di chuyển đến bệnh viện”, anh Khánh, một lái xe taxi tại bến xe Mỹ Đình chia sẻ.

“Nếu bến xe quá vắng người, anh em tài xế chúng tôi lại di chuyển lên phố để tìm khách, chấp nhận chạy những cuốc ngắn chỉ 3 - 4km (30.000 - 40.000 đồng/chuyến) để kiếm thêm còn hơn là không có gì”.

Tại khu vực bến xe Giáp Bát cũng thường xuyên có tới hàng chục chiếc xe taxi đủ các hãng trực sẵn ở điểm để chờ đón khách nhưng người có nhu cầu đi xe cũng chỉ lác đác. Anh Lê Văn Nam, lái xe hãng taxi Mai Linh cho biết, vợ chồng anh hiện đang phải nuôi con nhỏ và bố mẹ già. Gần một tháng nay, thu nhập từ chạy xe taxi chỉ khoảng tầm 4.000.000 đồng/tháng nên gia đình anh phải co kéo mới đủ sống.

Lái xe taxi chán nản vì vắng khách trong một thời gian dài.Lái xe taxi chán nản vì vắng khách trong một thời gian dài.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Phụ nữ thủ đô, không chỉ những bến xe mà ngay cả các khu vực được cho là tập trung đông người như cơ quan, bệnh viện, trung tâm thương mại,…nhiều xe taxi cũng đỗ thành hàng ngóng khách.

Đơn cử tại khu vực Bệnh viện Bạch Mai, khu vực được cho là nơi tập trung rất đông người, qua quan sát 30 phút trôi qua cũng chỉ có một vài khách hành khách chọn đi taxi.

Đang chờ người thân đến đón sau khi vừa khám ở Bệnh viện Bạch Mai, chị Trần Hương Sen (quận Ba Đình) cho biết, trước đây khi có nhu cầu tôi thường tự bắt taxi vào viện. Tuy nhiên, giờ chị nhờ người nhà qua đưa đón cho an toàn” - chị Sen cho hay. “Với người thể trạng yếu như tôi, đi xe riêng sẽ an tâm hơn là đi phương tiện giao thông công cộng. Lỡ khi mắc dịch thì rất nguy hiểm”.

Vì vắng khách nên nhiều lái xe tắc xi hiện đã buộc phải chuyển sang nghề khác để mưu sinh. “Nhiều đồng nghiệp của tôi trước cũng lái taxi nhưng do thu nhập quá thấp nên đã nghỉ làm. Nguy cơ dịch bệnh vẫn còn, nhiều người dân Hà Nội còn “e ngại” khi sử dụng phương tiện công cộng. Nếu tình trạng taxi vắng khách còn kéo dài, chắc tôi cũng sẽ không thể cầm cự được lâu hơn nữa”, anh Nguyễn Văn Thắng, một lái xe taxi chia sẻ. Tuy nhiên, nếu nghỉ việc, anh cũng chưa biết rõ sẽ chuyển sang làm công việc gì vì dịch bệnh Covid-19, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đang phải hoạt động cầm chừng, nhiều người cũng đang thiếu việc làm. Đứng bên chiếc xe taxi cả ngày chưa đi được chuyến nào dù đã là 12 giờ trưa, anh Thắng tỏ rõ sự lo lắng vì sau anh còn cả một gia đình.

Ông Trần Quốc Quân, đại diện Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai, Taxi Sao Mai cho biết, hầu hết các doanh nghiệp taxi hiện chỉ hoạt động cầm chừng do khách vắng. Tuy nhiên, đây chỉ là khó khăn trước mắt. Về lâu dài, doanh nghiệp này cũng đang đoán trước sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn nữa. Đó là khi các lái xe taxi nghỉ việc nhiều sẽ  liên quan đến việc phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp sau này. “Nếu chúng tôi đẩy mạnh hoạt động trở lại thì sẽ phải vất vả trong việc tuyển dụng lái xe taxi mới thay thế số nhân lực đã nghỉ việc”.

Trước tình cảnh trên, các doanh nghiệp taxi cũng đang chủ động tìm giải pháp linh hoạt để sớm phục hồi như xiết chặt các biện pháp phòng, chống dịch để hành khách an tâm sử dụng xe;  Tập trung tìmkiếm các nguồn khách từ việc liên kết với các cơ quan, công ty. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang có các giải pháp để giữ chân người lao động bằng các biện pháp như hỗ trợ thu nhập, thăm, chia sẻ khó khăn với trường hợp khó khăn…

Bài và ảnh: PHẠM NGỌC

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.