Mức đóng Bảo hiểm xã hội năm 2021 có gì mới?

Chia sẻ

Nhiều bạn đọc nữ thắc mắc gửi thư đến Báo Phụ nữ Thủ đô hỏi về những quy định mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2021. Về việc này Báo PNTĐ trả lời như sau:

Từ ngày 01/07/2020, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt so với mức trước đây. Theo đó bổ sung thêm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; tiền lương đóng BHXH gồm lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác… Mời các bạn tham khảo bài viết để nắm được mức đóng BHXH năm 2021.

Mức đóng Bảo hiểm xã hội năm 2021 có gì mới? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

1. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2021

Chính phủ ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/7/2020); trong đó đã điều chỉnh mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) với một số doanh nghiệp đủ điều kiện.

Hệ số đóng BHXH 

1. Đối với người lao động Việt Nam

- Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.3%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.3%

10.5%

Tổng cộng 31.8%

- Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

2. Đối với người lao động nước ngoài

Từ nay đến hết năm 2021:

- Trường hợp Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TN&XH:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

-

3%

0.3%

-

3%

-

-

-

-

1.5%

6.3%

1.5%

Tổng cộng 7.8%

- Trường hợp Doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

-

3%

0.5%

-

3%

-

-

-

-

1.5%

6.5%

1.5%

Tổng cộng 8%

Từ ngày 01/01/2022, đối với lao động nước ngoài, bổ sung vào 02 bảng trên:

- Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

- Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

2. Mức điều chỉnh tiền lương đóng BHXH năm 2021

Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/12/2019.

Theo đó, đối tượng được điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH gồm:

- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2016 trở đi;

- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2020.

Các đối tượng này được điều chỉnh tiền lương theo công thức:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương của năm 2020 vẫn giữ nguyên là 1,00 như năm 2019 nêu tại Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018.

Năm201220132014201520162017201820192020
Mức điều chỉnh1.261.181.141.131.11.061.031.001.00

Đồng thời, đây cũng là mức điều chỉnh thu nhập trong năm 2020 với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2020…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2020 và các quy định thì được áp dụng từ ngày 01/01/2020.

3. Cách tính BHXH 2021

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:

Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào lương của người lao động

Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động

Tổng cộng

BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

-

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ trích

10,5%

21,5%

 
4. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

+ NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

+ NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.965.870

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.404.120

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.853.605

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.449.145

3.514.843

Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.

Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

Mức đóng BHXH năm 2020 tăng tới 176.000 đồng/tháng

Trên cơ sở cách tính mức đóng BHXH nêu trên, có thể xác định mức đóng BHXH năm 2020 và mức tăng so với năm 2019 như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Năm 2019

Năm 2020

Mức tăng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Vùng I

334.400

353.600

19.200

Vùng II

296.800

313.600

16.800

Vùng III

260.000

274.400

14.400

Vùng IV

233.600

245.600

12.000

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

357.808

378.352

20.544

Vùng II

317.576

335.552

17.976

Vùng III

278.200

293.608

15.408

Vùng IV

249.952

262.792

12.840

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

375.698,4

397.269,6

21.571,2

Vùng II

333.454,8

352.329,6

18.874,8

Vùng III

292.110

308.288,4

16.178,4

Vùng IV

262.449,6

275.931,6

13.482

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

382.854,6

404.836,6

21.982

Vùng II

339.806,3

359.040,6

19.234,3

Vùng III

297.674

314.160,6

16.486,6

Vùng IV

267.448,6

281.187,4

13.738,8

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa

Đơn vị tính: đồng/tháng

Năm 2019

Năm 2020

Mức tăng

Từ 01/01

Từ 01/7

Từ 01/01

Từ 01/7

2.384.000

2.384.000

2.560.000

0

176.000

5. Các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.