Người dân “biến” khu vực trạm biến áp thành nơi kinh doanh

Chia sẻ

PNTĐ-Thực trạng chiếm dụng khu vực xung quanh và dưới chân các trạm biến áp (TBA) trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để kinh doanh đã diễn ra từ nhiều năm nay.

 
Theo quy định an toàn, đối với những trạm biến áp treo, khoảng cách tối thiểu để đảm bảo hành lang an toàn trạm điện từ 2 - 3m. Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại, hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại. Tuy nhiên, người dân vẫn sinh hoạt, kinh doanh ngay bên cạnh TBA, vừa bất chấp nguy hiểm tính mạng, vừa làm bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.
 
Cụ thể, tại địa bàn phường Quỳnh Mai, người dân số nhà 119 xây trụ cột sát tường trạm, bán hàng nước chắn lối vào TBA Quỳnh Mai 1 (cạnh nhà 109 phố 8/3); bán hàng nước cạnh TBA Quỳnh Lôi 14 (đầu dãy A5 phố 8/3). Tại phường Thanh Lương, khu vực xung quanh TBA Thanh Lương 4 (số 28 Trần Khát Chân), người dân lấn chiếm mặt đê, xây nhà tạm dưới 2 cột trạm, sử dụng khu vực xung quanh trạm làm nơi gửi xe; bán hàng ăn, để bếp than cạnh trạm biến áp Mai Hương 5 (đầu ngõ 172 Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi) và TBA Thanh Lương 5 (đối diện số nhà 121 đê Trần Khát Chân).
 
Theo ông Vũ Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Công ty điện lực Hai Bà Trưng trên địa bàn hiện có 137 TBA. Để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, công ty điện lực Hai Bà Trưng đã nhiều lần gửi công văn đến UBND các phường trên địa bàn Quận đề nghị UBND các phường phối hợp tuyên truyền, vận động và xử lý tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện.
 
Tháng 11/2018, Công ty điện lực Hai Bà Trưng đã lập biên bản một số trường hợp vi phạm, gửi về UBND các phường trên địa bàn Quận để xử lý. Đó là trường hợp người dân bán cafe tại cửa TBA Lò Đúc 5 và xây tường sát TBA Lò Đúc 2. Dù người dân đã được các lực lượng chức năng cảnh báo, nhắc nhở nhưng vì mưu sinh nên đại đa số vẫn thờ ơ với việc bảo vệ hành lang lưới điện cũng như sự an toàn đối với bản thân, tiếp tục vi phạm.
 
Đề nghị UBND các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong thời gian tới cần phối hợp với ngành điện có biện pháp cảnh báo, xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm khu vực quanh trạm biến áp, trụ - bốt điện làm nơi kinh doanh, sinh hoạt.
 
 
Tuệ Liên

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.