Thí điểm phân làn trên đường Nguyễn Trãi:

Người dân đã có thói quen đi đúng làn đường

HOÀNG VIỆT
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sau hơn hai tháng thí điểm phân làn tách dòng phương tiện ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi, chiều từ Khuất Duy Tiến đi Ngã Tư Sở và ngược lại. Theo ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, tình trạng giao thông đã có những chuyển biến tích cực.

Người dân đã có thói quen đi đúng làn đường - ảnh 1
Đoạn đường thí điểm phân làn giao thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi

Đường Nguyễn Trãi có mật độ ôtô, xe máy đông đúc, nhiều chỗ giao cắt dẫn đến thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Từ ngày 6/8, thực hiện thí điểm phân làn trên đường Nguyễn Trãi, theo hướng thí điểm lắp đặt 748m dải phân cách cứng tách riêng làn ôtô và xe máy. Cụ thể, 2 làn sát vỉa hè dành cho xe máy, xe thô sơ và xe buýt hoạt động, làn 3 và làn 4 dành cho ôtô, phân làn bằng dải phân cách cứng kết hợp điều chỉnh hệ thống biển báo, sơn kẻ. Theo Sở GTVT Hà Nội, việc phân làn nhằm mục đích giảm ùn tắc và góp phần tạo thói quen đi đúng làn thay vì các phương tiện phải lưu thông hỗn hợp.

Quan sát của phóng viên, so với những ngày đầu tiên thí điểm phân làn, ý thức chấp hành người dân đã có nhiều thay đổi tích cực. Tình trạng lộn xộn, ùn tắc vì chuyển làn trước những dải phân cách đã giảm đáng kể, nhiều người đã chủ động đi đúng làn đường dành cho phương tiện của mình.

Nếu như trong 10 ngày đầu thí điểm đã xảy ra 54 sự cố va quệt vào biển báo, lốp phản quang, trụ đảo mũi tên thì nay sau hơn 2 tháng, người tham gia giao thông đã quen với dải phân cách cứng nên rất ít xảy ra sự cố va quệt. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra, “nóng nhất” là đoạn cầu vượt Ngã Tư Sở, tại các điểm chia tách làn vẫn còn lộn xộn và các xe đi sai làn. 

Người hằng ngày tham gia giao thông vào giờ cao điểm trên tuyến đường này, chị Lê Tâm, ở chung cư Tòa tháp Thiên niên kỷ (Hà Đông) cho biết, đường thì quá đông, ô tô đi chiếm hết làn đường xe máy và xe máy cũng tràn vào đường ôtô. Tuy vậy, dần dần tôi và nhiều người cũng đã có thói quen đi đúng làn đường.

Theo TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, việc Hà Nội tiếp tục triển khai thí điểm phương án đến hết năm 2022 là cần thiết, bởi khi đó có thêm thời gian để đánh giá cụ thể hơn về phương án phân làn. Một dự án không thành công cũng là cần thiết để có bài học cho các dự án khác khi nghiên cứu và đưa vào thí điểm. Đường Nguyễn Trãi dài nhưng rất nhiều ngõ, ngách ngang. Người đi ôtô phải cho họ rẽ về nhà ở các ngách ngang, còn nếu không cho họ rẽ thì họ phải chạy thêm một đoạn đường mới vòng lại, vô hình chung bắt họ chạy quãng đường dài hơn. Mà khi phương tiện tham gia giao thông càng nhiều trên đường thì ùn tắc càng tăng. Sự xuất hiện của phương tiện càng ngắn thì càng tốt, càng giảm ùn tắc.

Việc thí điểm phân làn giao thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi đến ngày 31/12/2022. Để thực hiện có hiệu quả, UBND thành phố Hà Nội giao lực lượng chức năng tuyên truyền, hướng dẫn người tham gia giao thông tuân thủ đúng quy định, ô tô, xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, dừng đỗ trái phép, cố tình đi không đúng làn, sai làn đường quy định sẽ bị xử lý nghiêm.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.