Nhiều nạn nhân " ngậm đắng" vì tin chiêu trò gian lận

Chia sẻ

Đánh trúng tâm lý một số thí sinh muốn đạt điểm cao trong kỳ thi chứng chỉ quốc tế IELTS, nhiều đối tượng đã rao bán đề thi IELTS “bao trúng 100%” với giá lên tới hàng chục triệu đồng. Sự thực thì không ít nạn nhân đã bị mất tiền oan mà không dám tố giác hành vi gian lận

Tiền mất tật mang, ngậm ngùi chịu trận

“IELTS… là một tổ chức thành lập với mục tiêu hỗ trợ việc học IELTS trở nên đơn giản hơn và dễ dàng hơn qua những đề thi dự đoán chuẩn trúng vào những ngày thi tự chọn”. “Bao trúng đề thi IELTS, không trúng trả lại tiền”…

Đó là những lời có cánh của một số trang rao bán đề thi IELTS, bảo đảm bao trúng. Để lôi kéo khách hàng, nhiều trang này còn liên tục thúc giục bằng các chiêu dụ dỗ, dọa kiểu như: “Đề thi IELTS ngày… chỉ còn 1 slot (suất), không nhanh không còn chỗ”… Lo sợ hết cơ hội mua đề, một số người còn không có thời gian suy nghĩ mà vội vã chuyển tiền cho đối tượng.

Với nhu cầu cần thi IELTS đạt 7.0, phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô đã liên lạc với số điện thoại của một đối tượng tự nhận là nhiều năm bán đề có uy tín. Đối tượng cho biết, đề sẽ được gửi trước giờ thi khoảng 3-4 tiếng, thí sinh chỉ cần học thuộc, nhất là với bài đọc hiểu là làm được bài. Tùy vào nhu cầu, nếu mua đề hai kỹ năng như đọc - viết thì giá rẻ, mua theo combo 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thì có giá 10 triệu đồng với tỷ lệ trúng đề khoảng 50%. Nếu khách muốn tỷ lệ trúng đề cao hơn 70-80% có thể đăng ký gói Super VIP với giá 10 triệu/1 kỹ năng, đảm bảo đạt 7.0+ cho tất cả các kỹ năng.

Cũng với lời quảng cáo này, một đối tượng khác cho biết, đề IELTS được lấy từ Ban tổ chức cuộc thi nên an tâm chắc trúng. Khách muốn mua đề buộc phải chuyển khoản trước toàn bộ số tiền vào số tài khoản của đối tượng, sau đó sẽ được đưa vào sinh hoạt trong một nhóm kín. Sát giờ thi đề sẽ được up lên nhóm có kèm theo cả đáp án, thí sinh học thuộc đáp án A, B, C... theo thứ tự các câu là có thể đạt điểm cao.

Tin vào những lời có cánh này, một nạn nhân là chị N đã bỏ tiền mua đề IELTS. Sau khi nhận được tiền chị chuyển khoản, đối tượng vẫn chát qua lại, nói chị yên tâm chờ đợi. Song, sát giờ thi, chị vẫn không nhận được đề. Chị N sốt ruột gọi lại thì phát hiện đã bị đối tượng block (chặn) số điện thoại.

Theo tìm hiểu của phóng viên, có người cũng đã bỏ hàng chục triệu mua đề thi IELTS nhưng sau đó, đề không trúng với đề thi thật. Nạn nhân đòi nhưng đối tượng không trả lại tiền theo thỏa thuận. Lúc này, nạn nhân mới “té ngửa” vì ngoài các đoạn tin nhắn qua lại trên mạng xã hội, nạn nhân hoàn toàn không có thông tin gì về đối tượng lừa đảo nên cũng không có cách nào đòi lại tiền. Một số nạn nhân sau khi bị lừa, dù uất ức nhưng lại không dám tố cáo vì sợ hành vi gian lận của mình sẽ bị cơ quan công an xử lý.

Tin nhắn đòi tiền của một người mua đề thi IELTS nhưng sau đó không liên lạc được với đối tượngTin nhắn đòi tiền của một người mua đề thi IELTS nhưng sau đó không liên lạc được với đối tượng

Có thể bị mất cơ hội thi IELTS vĩnh viễn

Theo đại diện tổ chức IDP Education - tổ chức giáo dục được Chính phủ Úc thành lập, việc giới thiệu dịch vụ cung cấp chứng chỉ IELTS, nội dung đề thi IELTS, hoặc trung tâm tổ chức thi IELTS giả mạo trên các trang mạng xã hội và các trang web là hành vi lừa đảo và có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Một tỷ lệ nhỏ các thí sinh cố tình tham gia vào hành vi gian lận trong kỳ thi có thể là nạn nhân của các dịch vụ lừa đảo tài chính và không thể thực hiện cam kết ban đầu với thí sinh. Ngoài ra, các thí sinh này còn có thể bị hủy kết quả và chứng chỉ thi từ các quá trình điều tra an ninh sau kỳ thi.

Theo IDP, kỳ thi IELTS đã ghi nhận thành tích 30 năm trong việc duy trì mức độ bảo mật cao của bài thi bằng việc áp dụng nhiều hệ thống bảo mật chặt chẽ nhằm phát hiện các hành vi gian lận và lừa đảo trong kỳ thi.

Đại diện của Hội đồng Anh (British Council) cùng các đơn vị đồng sở hữu kỳ thi IELTS cho biết đã ghi nhận một số lượng lớn các hành vi vi phạm đến uy tín của kỳ thi IELTS được quảng cáo trực tuyến và trực tiếp đến các thí sinh. Các thông tin lừa đảo này được quảng cáo trên các trang mạng xã hội (ví dụ như Facebook, Instagram, Twitter, Linkedin…), trên các diễn đàn hoặc các trang web, được gửi tới các thí sinh thông qua email hoặc qua các ứng dụng tin nhắn. Ngoài ra các đối tượng lừa đảo này cũng thường tiếp cận thí sinh trực tiếp tại các địa điểm thi hoặc các trung tâm luyện thi và tự nhận là có mối quan hệ với các đơn vị tổ chức thi và có thể thực hiện được một số hành vi gian lận như cung cấp đề thi trước ngày thi chính thức.

Theo Hội đồng Anh, tất cả các hành vi và nội dung quảng cáo trên đều là lừa đảo. Các trường hợp gian lận nghiêm trọng có thể sẽ bị hủy kết quả thi, cấm thi trong vòng hai năm, đồng thời sẽ bị từ chối xét duyệt trong khoảng thời gian quy định bởi các tổ chức công nhận chứng chỉ IELTS trên toàn cầu.
Hai cơ quan trên đồng loạt kêu gọi thí sinh cảnh giác, không tiếp tay cho các hành vi lừa đảo.

Cô Nguyễn Thị Đức, nguyên giáo viên khoa tiếng Anh trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ, đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết, thí sinh mua đề chính là đang thực hiện hành vi tiếp tay cho gian lận thi cử. Thi chứng chỉ IELTS nhằm đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ của bản thân để phục vụ học tập, công tác. Giả sử thí sinh gian lận để đạt điểm IELTS cao, trong khi trình độ tiếng Anh thực tế không đạt như vậy là thí sinh đang tự gây khó cho mình.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.