Nhiều vi phạm tiếp tục bị phát giác

Chia sẻ

Báo Phụ nữ Thủ đô số 9 ra ngày 2/3/2022 đã thông tin đến bạn đọc về sự việc vi phạm xây dựng biệt thự, nhà cao tầng tại khu vực chợ Tre và hàng loạt nhà xưởng trên 5ha khu vực Lò Gạch - Đồng Bưởi thuộc địa bàn xã Dương Liễu. Tiếp tục tìm hiểu, phóng viên ghi nhận thêm hàng trăm công trình vi phạm về xây dựng tràn lan trên những cánh đồng khác.

Theo phản ánh của người dân và quan sát tại các cánh đồng thuộc xã Dương Liễu, những nhà xưởng nối tiếp nhau đang hoạt động giống như cụm công nghiệp, song được biết đây đều là các công trình vi phạm xây dựng không phép. Cụ thể, tại khu mương Đan Hoài có lò mổ bò của gia đình ông Nguyễn Duy Hậu ở đối diện cụm công nghiệp Dương Liễu.

Nhiều năm nay xưởng này hoạt động gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường do xả nước thải trực tiếp không được xử lý theo quy định. Tương tự, khu nhà xưởng làm phân vi sinh của bà Danh Thị Châm, lò mổ lợn của ông Tân… nằm đối diện trường THCS Dương Liễu cũng “vô tư” gây ô nhiễm môi trường.

Nhà xưởng xây dựng không phép tràn lan trên đất nông nghiệp thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài ĐứcNhà xưởng xây dựng không phép tràn lan trên đất nông nghiệp thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức

Ở hai bên đường Thanh Niên và toàn bộ khu đất Bãi bồi ven sông Đáy do xã Dương Liễu quản lý với hàng chục ha đất nông nghiệp cũng hình thành các dãy nhà xưởng. Hơn thế, các khu dân cư tự phát mọc lên ven xóm mới, xóm Me Táo… đều có điện, đường bê tông được dẫn vào tận nhà.

Tại kết luận Thanh tra số 386/KL-STNMT-TTr ngày 1/3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nêu rõ những vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại xã Dương Liễu. Mới đây, tại Văn bản kết luận số 2095/KL-UBND ngày 31/12/2021 của UBND huyện Hoài Đức, nêu: “UBND xã Dương Liễu chưa thực hiện xong Kết luận số 386 của Sở Tài nguyên và Môi trường”.

Đồng thời, huyện chỉ đạo UBND xã Dương Liễu xử lý dứt điểm các vi phạm ở khu Chợ Tre; tiếp tục rà soát, thực hiện các kết luận thanh tra có liên quan đến quản lý, xử lý vi phạm, sử dụng đất nông nghiệp, đất công ích, đất công trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, UBND huyện Hoài Đức cũng đề nghị “kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, hạn chế đã nêu trong Kết luận này”.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy, các công trình vi phạm không hề bị xử lý mà vẫn ngang nhiên hoạt động. Chủ tịch UBND xã Dương Liễu giai đoạn 2014-2019 đã bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo; còn các Phó Chủ tịch UBND xã trong giai đoạn đó hiện đang giữ chức Bí thư Đảng ủyvà Chủ tịch UBND xã.
Phải chăng việc xử lý vi phạm tại xã Dương Liễu chỉ là trên giấy? Báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bài và ảnh: HOÀNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.