Hà Nội:

Nhiều vườn hoa, công viên xuống cấp, bị sử dụng sai mục đích

CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Không chỉ là nơi vui chơi, giải trí cho người dân mà các khu vực vườn hoa, công viên còn được xem như những “lá phổi xanh” giúp điều hòa không khí, tạo cảnh quan đô thị cho Thành phố. Thế nhưng, hiện nay tại một số nơi, các công viên, vườn hoa đang dần bị xuống cấp, bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích.

Nhiều vườn hoa, công viên xuống cấp,  bị sử dụng sai mục đích - ảnh 1
Khu vực đu quay bên trong Công viên Thống Nhất (Đống Đa, Hà Nội) bị hư hỏng, không có người sử dụng

Theo ghi nhận của phóng viên, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (Hai Bà Trưng, Hà Nội) dù là một trong nhiều những công trình trọng điểm của TP Hà Nội kỷ niệm dịp 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhưng đến nay, công trình này lại đang rơi vào cảnh hoang tàn, nhếch nhác. Không chỉ xuất hiện các hàng quán tự phát, lấn chiếm diện tích mà các hạng mục vui chơi, giải trí được đầu tư nay cũng bị bỏ hoang, hoen gỉ. 

Với diện tích quy hoạch khoảng 26ha và được xây dựng với mục đích trở thành “lá phổi xanh” nhằm phục vụ các hoạt động sinh hoạt công cộng, vui chơi của đông đảo người dân trên địa bàn, sau nhiều năm đi vào khai thác và vận hành, công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã ngang nhiên xuất hiện những công trình không phép ở phía bên trong. Theo đó, các hàng quán tự phát mọc lên như nấm, kéo theo đó là những bãi trông giữ phương tiện ô tô, xe máy tự phát, hoạt động ngang nhiên, gây mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân đi bộ bên trong và ngoài công viên. 

Tương tự, tại công viên Bắc Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân xung quanh cũng vì thế không còn “mặn mà” ghé thăm. 

Ở khu vực cổng chính nay đã bị móp méo, bạc màu do phải “đứng im” lâu ngày không được mở. Nhiều vị trí trên bờ tường đã xuất hiện các vết nứt lớn, tờ rơi quảng cáo dán chằng chịt gây mất mỹ quan.

Một số vị trí như gốc cây, ghế đá không biết từ bao giờ đã trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt và các vật liệu xây dựng. Đáng nói hơn, nhiều vị trí có diện tích rộng, gần với phía mặt đường đã bị một số cá nhân ngang nhiên “xẻ thịt” làm bãi đỗ xe, cửa hàng ăn uống hay buôn bán cây cảnh.  

Ngoài hai khu vực trên, công viên Thống Nhất (Đống Đa, Hà Nội) cũng đang rơi vào tình trạng xuống cấp khi không gian vui chơi của người dân, trẻ em cũng dần bị hư hỏng, không người sử dụng.

Trước thực trạng trên, trao đổi với phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, ông Lê Hoàng Đức - Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - cho biết, TP Hà Nội đã có quyết định chuyển giao công viên Tuổi trẻ Thủ đô cho Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, quá trình bàn giao gặp rất nhiều vướng mắc. 

Hiện nay công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã giải phóng mặt bằng được 18/26ha, còn 8ha chưa thể giải phóng. Đối với những công trình sử dụng sai mục đích, công năng hoạt động phía UBND phường đã nhiều lần có văn bản yêu cầu công ty thực hiện tháo dỡ.

Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất, đơn vị quản lý, vận hành Công viên Thống Nhất chia sẻ, đơn vị cũng đã nắm được những khu vực đang bị xuống cấp tại một số tuyến đường bên trong công viên và đang lên kế hoạch để thực hiện cải tạo, sửa chữa nhằm đảm bảo nhu cầu của người dân.

Mới đây, ngày 14/10, trong phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu đô thị. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết Thành phố sẽ sớm tìm mô hình, kêu gọi đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống công viên cây xanh để người dân được hưởng lợi.

Được biết, Hà Nội hiện đang có 4 công viên do Thành phố quản lý gồm: Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo, Hòa Bình. Từ cuối năm 2021, UBND thành phố đã có kế hoạch đầu tư, cải tạo các công viên này nhưng báo cáo mới đây của Sở Xây dựng cho biết công tác cải tạo vẫn còn đang gặp còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong giai đoạn 2021-2025, 40 công viên, vườn hoa do cấp quận, huyện quản lý cũng sẽ được cải tạo và nâng cấp để thay đổi diện mạo địa phương.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.