Tăng cường các giải pháp thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020

Chia sẻ

PNTĐ-Số HSSV tham gia BHYT hơn 1,6 triệu người, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 96% (tăng 3% so với năm học 2017-2018).

 
Năm học 2018-2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số hơn 1,8 triệu học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại 1.736 trường học. Trong đó, số HSSV tham gia BHYT hơn 1,6 triệu người, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 96% (tăng 3% so với năm học 2017-2018).
 
Tăng cường các giải pháp thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020 - ảnh 1
Tham gia BHYT góp phần giúp gia đình các em HSSV giảm được áp lực chi phí thuốc men, chữa bệnh khi không may ốm bệnh. Ảnh minh họa.

 
Mặc dù được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT nhưng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn 4% số HSSV chưa tham gia BHYT. Tỷ lệ HSSV tham gia BHYT chưa đồng đều và chưa đạt yêu cầu theo quy định bắt buộc của Luật BHYT.
 
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh phổ thông cao hơn so với sinh viên (Tiểu học: 97,11%, THCS: 97,49%, THPT: 96,98%, trường GDTX là 92,27%, các trường trung cấp là 97,38%). Tỷ lệ học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng có thẻ BHYT là 91,62%, chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất tham gia BHYT, còn các năm sau có sự  giảm đi đáng kể trong khối này.
 
Năm học 2018-2019, bên cạnh những chuyển biến tích cực đạt gần 96% HSSV tham gia BHYT, tăng 3% so với năm học 2017-2018 trong đó một số quận, huyện, thị xã đạt tỷ lệ bao phủ BHYT HSSV cao như Long Biên (99,09%); Hoàn Kiếm (99%); Tây Hồ (98,49%); Nam Từ Liêm (98,49%)...  Tuy vậy, công tác BHYT HSSV trên địa bàn Thủ đô cũng còn không ít những khó khăn, thách thức.
 
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT chưa đạt 100% là do tỷ lệ tham gia BHYT không đồng đều tại một số quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Một bộ phận HSSV và phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính ưu việt, nhân văn, sự cần thiết của BHYT; tại một số cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng chỉ liệt kê số tiền đóng BHYT HSSV vào các khoản thu đầu năm học mà thiếu đi công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật BHYT cho HSSV.
 
Chuẩn bị bước vào đầu năm học mới, với quyết tâm đạt chỉ tiêu 100% HSSV trên địa bàn tham gia BHYT, BHXH TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 3049/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP về việc thực hiện công tác BHYT HSSV năm học 2019-2020.
 
Theo đó, BHXH Thành phố giao trách nhiệm cho BHXH các quận, huyện, thị xã tiếp tục tham mưu cho Quận, huyện ủy, UBND quận, huyện, thị xã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện công tác BHYT học sinh sinh viên phấn đấu 100% học sinh sinh viên tham gia BHYT và coi đây là một trong những nhiệm vụ của nhà trường và việc chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, các cơ quan BHXH phải phối hợp chặt chẽ với phòng giáo dục, các  cơ sở giáo dục trên địa bàn phổ biến, triển khai thực hiện hướng dẫn BHYT học sinh sinh viên theo đúng quy định của Luật BHYT.
 
Nhằm giảm nhẹ tiền đóng góp của phụ huynh học sinh vào đầu năm học mới,  BHXH TP. Hà Nội yêu cầu, phương thức thu phí BHYT phải linh hoạt (3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng). Chỉ thực hiện thu phí BHYT một lần nếu HSSV có nguyện vọng và tự nguyện đóng.
 
Tăng cường các giải pháp thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019-2020 - ảnh 2
Năm học 2019 - 2020, BHXH Hà Nội phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT (Ảnh minh họa).

 
Đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, mới vào lớp 1 thực hiện thu phí BHYT HSSV những tháng còn lại của năm 2019, thời hạn sử dụng thẻ BHYT tương ứng với số tiền nộp vào quỹ BHYT. Đối với HSSV đã thực hiện thu theo năm tài chính thì tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2019 để gia hạn thẻ năm sau. Thời hạn ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền nộp vào quỹ BHYT.
 
Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 1/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học; đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
 
Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trong đó đối với HSSV năm thứ nhất của khóa học thì Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng; đối với HSSV năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
 
Để hoàn thành mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT vào cuối năm học 2019 -2020, BHXH Thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội,  UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai thực hiện BHYT HSSV, phối hợp với ngành Y tế tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV.
 
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện giải pháp giao chỉ tiêu tỉ lệ tham gia BHYT của HSSV đối với từng cơ sở giáo dục; đưa tiêu chí về tỉ lệ tham gia BHYT HSSV là một trong các tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật của HSSV, phấn đấu đến hết năm học 2019-2020 và các năm tiếp theo đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.
 
Bên cạnh đó, BHXH TP. Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Sở GD-ĐT và các sở, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT bằng nhiều hình thức đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, HSSV và các bậc phụ huynh. Phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, đối thoại trực tiếp, tuyên truyền trực quan, phát hành ấn phẩm tại các buổi sinh hoạt thường kỳ của tổ chức Đoàn, Hội, góp phần làm chuyển biến và nâng cao hiểu biết của sinh viên về tính ưu việt của chính sách BHYT. 
 
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trên địa bàn thực hiện các tin, bài, phóng sự, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về BHYT HSSV, chú trọng vào tính nhân văn, nhân đạo, tính chia sẻ cộng đồng của chính sách BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng; việc thực hiện BHYT là quyền lợi và trách nhiệm công dân của mỗi HSSV, thể hiện ý thức chấp hành pháp luật của những chủ nhân tương lai của đất nước./.
 
 
Nhiều học sinh, sinh viên được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh hàng trăm triệu đồng
 
Một số trường hợp có mức chi trả BHYT cao trong sáu tháng đầu năm 2019: học sinh có mã thẻ HS4010121664XXX trú tại (Dương Xá, Gia Lâm) được chi trả 648,5 triệu đồng; HS có mã thẻ HS4010122199XXX trú tại (phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng): 558 triệu đồng; học sinh có mã thẻ HS4010128980XXX trú tại (phường Mai Động, Hoàng Mai): 552,6 triệu đồng; học sinh có mã thẻ HS4010130043XXX trú tại (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai): 345,7 triệu đồng; học sinh có mã thẻ HS4010121627XXX trú tại (Văn Đức, Gia Lâm) được chi trả 336,7 triệu đồng, Sinh viên có mã thẻ SV4010420014XXX: 334,8 triệu đồng; học sinh có mã thẻ HS4010129409XXX trú tại (Tân Triều, Thanh Trì): 275,8 triệu đồng, học sinh có mã thẻ HS4010122152XXX trú tại (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) được quỹ BHYT chi trả: 250 triệu đồng….
 
 
Theo BHXH Hà Nội 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.