Tràn lan đồ chơi bạo lực dành cho trẻ em

Bài và ảnh: HOÀNG VIỆT
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trước dịp nghỉ hè và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các cơ quan chức năng tại các địa phương đã phát hiện và thu giữ nhiều lô hàng đồ chơi nguy hiểm. Các chuyên gia đánh giá, đồ chơi mang tính bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Tràn lan đồ chơi bạo lực dành cho trẻ em  - ảnh 1
Lực lượng chức năng phát hiện tang vật đồ chơi có hình dạng giống các loại súng.

Gõ tìm kiếm cụm từ “bán súng đạn nhựa” trên trang Google, trong vòng 0,36 giây đã thu được khoảng 476.000 kết quả. Theo đó, các loại súng đồ chơi rao bán có hình dạng súng ngắn, súng quân dụng bắn đạn nhựa... Các loại này sử dụng khí nén, kích thước đạn lớn, lực bắn rất mạnh, có đủ khả năng gây sát thương người bị bắn. Nhiều người lo lắng khi những chiếc súng này được đặt trên tay trẻ nhỏ để chơi đùa với nhau thì hậu quả sẽ tới đâu. 

Về góc độ giáo dục, hành vi cho trẻ chơi súng, đạn mang tính bạo lực này được xem là hành vi nguy hiểm, bởi có thể đây sẽ là mầm mống của các hành vi tội ác sau này.

Có cầu ắt có cung, không ít người đã bất chấp quy định của pháp luật mà gian lận trong buôn bán sản phẩm đồ chơi trẻ em. Chiều 24/5 Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 24, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã phát hiện, thu giữ gần 2.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em không có hóa đơn chứng từ của Cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em hộ kinh doanh Phan Thị Nga, ở số 162 đường La Phù, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức. Trong số đồ chơi đó phải kể đến các loại búa, súng các loại. Toàn bộ số hàng hóa trên là hàng hóa do nước ngoài sản xuất, được mua từ một người không rõ địa chỉ, giao bán tại cửa hàng. Tất cả hàng hóa không có hóa đơn hay chứng từ gì kèm theo.

Trước đó, ngày 23/5, tại cửa hàng đồ chơi trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng phát hiện 26 sản phầm đồ chơi trẻ em có hình dáng giống như các loại súng thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông.

Hiện nay, trên các gian hàng online rao bán các loại súng đồ chơi cho trẻ em có tỷ lệ kích thước và hình dáng như súng thật. Với tính hiếu kỳ, nhiều trẻ em cũng rất thích chơi. Tuy nhiên, điều này tạo ra nguy cơ và hệ lụy xấu cho xã hội như đã có không ít vụ việc, một số đối tượng sử dụng súng đồ chơi có kiểu dáng giống súng thật để đe dọa, cướp tài sản… 

Trong khi Nhà nước đã cấm cho trẻ sử dụng những đồ chơi có hình thức bạo lực, cấm việc kinh doanh buôn bán những đồ chơi có tính bạo lực. Về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tiền cao nhất 300.000.000 đồng, phạt tù cao nhất đến 5 năm. Điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ, người nào có hành vi cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Lâu nay dư luận đã lên tiếng nhiều về tác hại khôn lường từ những thứ đồ chơi nguy hiểm, bạo lực. Cùng với cải thiện ý thức của người lớn từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội, các cấp quản lý, cơ quan chức năng cũng phải sâu sát, cần có những chế tài đủ mạnh hơn để tăng tính răn đe, ngăn chặn các hành vi mua bán, tàng trữ các đồ chơi nguy hiểm.
Đồ chơi cho trẻ em là nhu cầu thiết yếu trong chăm sóc và giáo dục. Vì vậy, cần có định hướng ngay từ đầu, cho trẻ chơi những trò chơi gì để định hướng cho các em vừa mang tính giáo dục cao vừa có tính định hướng để hình thành nhân cách tốt. Được vậy, trẻ em mới được quan tâm thiết thực, được phát triển trong môi trường hoàn toàn trong sạch, lành mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.