Để doanh nghiệp đi đúng hướng trong chuyển đổi số

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chuyển đổi số thay đổi cách doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận hành cũng như cạnh tranh. Theo xu hướng chung, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành nghề cần cập nhật kiến thức, xây dựng chiến lược chuyển đổi số để tận dụng các cơ hội cũng như đối diện với các thách thức.

Ở cấp độ doanh nghiệp, chuyển đổi số là việc tích hợp các giải pháp số vào các hoạt động cốt lõi. Quá trình này làm thay đổi sâu sắc cách hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng, văn hóa tổ chức, đồng thời sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng kỳ vọng thay đổi của thị trường.

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không thể phủ nhận. Tuy nhiên để tiến hành chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp không chỉ nên nhìn vào những lợi ích mà còn phải lựa chọn đâu là mục tiêu quan trọng nhất, từ đó có cách tiếp cận chiến lược chuyển đổi số hoàn hảo.

Để doanh nghiệp đi đúng hướng trong chuyển đổi số - ảnh 1
Ảnh minh hoạ. Nguồn:Int

Theo thống kê, trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đến một nửa đã xây dựng được cho mình một chiến lược chuyển đổi số rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến 70% các doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại.

Hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo cũng như tư vấn về chuyển đổi số, nhưng phần lớn chỉ tập trung giải quyết các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp thông qua các giải pháp và công nghệ có sẵn trên thị trường. Các tiếp cận này tốt trong ngắn hạn, tuy nhiên về dài hạn khi việc thực hiện chuyển đổi số thiếu đi định hướng chiến lược sẽ khiến cho các giải pháp và công nghệ ấy không gắn kết chặt chẽ với tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhằm lấp "khoảng trống" thông tin về xây dựng chiến lược chuyển đổi số, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tập trung xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng chiến lược…góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Từ các nội dung trong khóa đào tạo trực tuyến về xây dựng chiến lược chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ vừa nắm vững kiến thức về xây dựng chiến lược, các ưu tiên triển khai chiến lược chuyển đổi số hiệu quả.

Những kiến thức này sẽ được truyền đạt qua 7 video bài giảng, mỗi video được thiết kế với dung lượng từ 7 - 10 phút/clip. 

TS Nguyễn Hữu Tân - Chuyên gia chuyển đổi số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo phân tích việc xác định mục tiêu, nguồn lực thực hiện và các phương pháp xây dựng chiến lược chuyển đổi số. 

Theo ông Tân, khi doanh nghiệp Việt mới khăn gói chuẩn bị chinh phục hành trình chuyển đổi số, một chiến lược có trọng tâm là chiếc la bàn giúp việc chinh phục mục tiêu diễn ra suôn sẻ. Bởi vậy doanh nghiệp nên tập trung một mục tiêu chuyển đổi như tối ưu hóa quy trình vận hành; nâng cao trải nghiệm khách hàng; nâng cấp trải nghiệm nhân viên…  

Xác định giá trị trọng tâm hướng tới, một lộ trình chuyển đổi số cụ thể ra đời với chi tiết giải pháp và nguồn lực cần thiết sẽ là một trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiệu quả.

 

Tin cùng chuyên mục

Masscom: “Sáng tạo và công nghệ cho cuộc sống dễ dàng“

Masscom: “Sáng tạo và công nghệ cho cuộc sống dễ dàng“

(PNTĐ) - Với sự tập trung vào đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, và sự tận tâm với khách hàng, Masscom đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm công nghệ giáo dục (Nexta), sản phẩm công nghệ dành cho trẻ em (Joystar), và thiết bị di động phổ thông (Masstel). Cho đến nay, các thương hiệu thuộc sở hữu của Masscom đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, gắn bó với đời sống của nhiều gia đình Việt Nam.
Ứng dụng AI để tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông là xu hướng tất yếu

Ứng dụng AI để tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông là xu hướng tất yếu

(PNTĐ) - Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, việc ứng dụng AI để tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông đã trở thành một yêu cầu thiết yếu. Các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong việc cải thiện hiệu quả và chất lượng công việc của họ.
Nữ giám đốc đau đáu với sứ mệnh “nâng tầm” giá trị sản phẩm mận Mộc Châu

Nữ giám đốc đau đáu với sứ mệnh “nâng tầm” giá trị sản phẩm mận Mộc Châu

(PNTĐ) - Trái mận hậu được biết đến là một trong những loại quả đặc sản của Mộc Châu. Trước đây, các đơn vị hầu như chỉ khai thác và kinh doanh mận theo mùa vụ. Nhưng qua sự tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong bảo quản mận tươi của nữ doanh nhân Hà Thị Thu Hiền, sản phẩm mận Mộc Châu có thể được chế biến và bán trên thị trường quanh năm.
Người lương y đau đáu với nỗi niềm dược liệu sạch, thực phẩm xanh

Người lương y đau đáu với nỗi niềm dược liệu sạch, thực phẩm xanh

(PNTĐ) - Sinh ra và lớn lên ở vùng bán sơn địa nghèo Hà Nam, cô giáo Đinh Thị Song Nga sau 16 năm đứng bục giảng với tiên thiên chẳng mấy mạnh khỏe đã có quyết định táo bạo: Vừa dạy học vừa đi học Đông y để tự cải thiện sức khỏe của bản thân và 2 đứa con. Để rồi một ngày, quyết định ấy đã đưa bà đến với hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu, nông nghiệp xanh.
Nam doanh nhân “nuôi chí lớn”, khởi nghiệp chỉ với 30 triệu đồng

Nam doanh nhân “nuôi chí lớn”, khởi nghiệp chỉ với 30 triệu đồng

(PNTĐ) - (PNTĐ) - Khởi nghiệp với sản phẩm mật ong, anh Phạm Tiến Dũng (SN 1989, quê Hưng Yên) - ông chủ của công ty TNHH Xuất nhập khẩu mật ong Phúc Khang đang nỗ lực từng ngày, với mong muốn đưa doanh nghiệp thành đơn vị hàng đầu trên cả nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm về mật ong ra quốc tế.