Đào tạo chuyển đổi số báo chí: Tìm lời giải cho phát triển kinh tế báo chí

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) -Lần đầu tiên ở Việt Nam, chương trình đào tạo chuyển đổi số báo chí chuyên đề kinh tế báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số được triển khai dành riêng cho các cơ quan báo chí nhằm giúp chuyển đổi số thành công và tăng cường hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam.

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Công ty Google tổ chức Chương trình đào tạo “Chuyển đổi số báo chí”, chuyên đề tổng quan về kinh tế báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số cho các đơn vị báo chí. 

Phát biểu khai mạc, bà Mai Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, có hai câu chuyện được báo chí nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, đó là chuyển đổi số báo chí và kinh tế báo chí. Đây cũng là trăn trở, nhiệm vụ mà Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí xác định là trọng tâm trong năm nay và những năm tiếp theo.

Đào tạo chuyển đổi số báo chí: Tìm lời giải cho phát triển kinh tế báo chí  - ảnh 1
Bà Mai Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu khai mạc

Nhằm góp phần thúc đẩy chuyển biến mạnh mẽ chuyển đổi số báo chí, Cục Báo chí đã hợp tác với Google để triển khai chương trình “Sáng kiến Tin tức Google” (Google News Initiative - GNI) ở Việt Nam.

Chương trình gồm 3 khóa đào tạo tổng quan với sự tham gia của hơn 200 cơ quan báo chí, cung cấp kỹ năng số theo 4 chủ đề: Phát triển độc giả, xây dựng và khai thác dữ liệu, tối ưu hóa doanh thu quảng cáo và xây dựng doanh thu từ độc giả. Tiếp sau các khóa tổng quan sẽ là 2 khóa đào tạo chuyên sâu trong tháng 10 và tháng 11/2022 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự kiến dành cho đại diện từ 60 cơ quan báo chí, để trao đổi sâu hơn 4 chủ đề nói trên.

Bốn giảng viên sẽ đồng hành xuyên suốt chuỗi khóa học của Chương trình, gồm Tiến sĩ Đỗ Anh Đức, Trưởng Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông; ông Káp Thành Long, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tri thức trực tuyến, chuyên gia báo chí; ông Trương Trí Vĩnh, chuyên gia báo chí; ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus.

Chia sẻ cách thức xây dựng chiến lược chuyển đổi số thành công, chuyên gia báo chí Trương Trí Vĩnh nhấn mạnh 3 khía cạnh: “Định nghĩa sứ mệnh và giá trị”, “Lập chiến lược” và “Xác định cam kết giá trị”. Quá trình xây dựng một chiến lược kinh doanh cho mỗi tờ báo không chỉ trả lời câu chuyện làm thế nào bán được quảng cáo hay kiếm được tiền, mà cần quay trở lại với câu chuyện rất căn cốt của người kinh doanh, đó là sản xuất cái gì, bán ở đâu, bán cho ai, giải quyết các vấn đề thị trường, chi phí…

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu đối với các cơ quan báo chí, nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus, cho rằng điều quan trọng nhất là cần giữ chân được lượng độc giả trung thành. Thông qua phân tích dữ liệu độc giả như lượng truy cập, khu vực truy cập…, các cơ quan báo chí có thể biết được độc giả quan tâm gì để lên kế hoạch xây dựng chiến lược nội dung và phát triển sản phẩm phù hợp, từ đó phục vụ độc giả tốt hơn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế

(PNTĐ) - Góp ý vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện một số nội dung liên quan đến đối tượng chịu thuế, mức thuế suất, và quy trình hoàn, khấu trừ thuế nhằm tăng tính minh bạch, công bằng trong thực thi.
Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

(PNTĐ) - Ngày 9/5, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã trở thành tâm điểm thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu cũng như dư luận xã hội. Những đề xuất điều chỉnh thuế suất đối với các mặt hàng quen thuộc như rượu, bia, thuốc lá và đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế đang mở ra những tranh luận sâu sắc về tác động kinh tế, xã hội và mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.