Tham gia các khóa đào tạo – cơ hội để startup rút ngắn con đường đi đến thành công

LÝ THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với tư cách là đồng trưởng làng Làng Design Thinking - Techfesh Việt Nam, thời gian qua, ThS Vũ Thị Thu Thảo - Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại quốc tế VSH, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ KTSvivu VZtekcom đã có nhiều hoạt động kết nối, tạo giá trị cho cộng đồng, doanh nghiệp và người dân, nhất là các khởi nghiệp.

Bên lề chương trình giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp xanh và tổng kết khóa đào tạo, được tổ chức bởi CTCP truyền thông Việt Nam Startup TV trong khuôn khổ đề án 844, ThS Vũ Thị Thu Thảo đã có những chia sẻ liên quan tới hoạt động hỗ trợ đào tạo và những kỳ vọng dành cho các khởi nghiệp.

PV: Vừa là chủ doanh nghiệp, vừa là đồng trưởng làng Làng Design Thinking - Techfesh Việt Nam, xin bà bật mí những kinh nghiệm hay kiến thức đã mang đến cho các startup (trong khuôn khổ đề án 844)?

ThS Vũ Thị Thu Thảo: Hiện nay, doanh nghiệp của tôi đang hoạt động chính trong lĩnh vực về khoáng sản, và khoảng 1 năm trở lại đây mở rộng thêm 2 lĩnh vực: Đào tạo, tư vấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho những người kinh doanh; và tư vấn về phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Gắn với chương trình hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp theo đề án 844 của Bộ Khoa học và Công nghệ, 2 lĩnh vực tư vấn trên cũng được triển khai, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các startup.

Cụ thể, tôi sẽ trực tiếp đào tạo cho các doanh nghiệp cách thức để họ biết ứng dụng AI vào trong marketing và truyền thông, từ đó giúp cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu của họ ra thị trường một cách nhanh nhất.

Ngoài tư vấn về ứng dụng AI, tôi còn tư vấn cho các doanh nghiệp về nội dung phát triển bền vững. Đây là chủ đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đơn cử như trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, vấn đề phát triển bền vững đặt ra ở đây là câu chuyện khí thải môi trường, hiệu ứng nhà kính, sử dụng đất làm sao cho hiệu quả và an toàn...

Thực ra tại thời điểm này, tôi cũng là một người khởi nghiệp ở trong lĩnh vực AI hay phát triển bền vững - đều là lĩnh vực mới phát triển trong một vài năm gần đây. Bản thân là một người khởi nhiệp, tôi hiểu được khó khăn của startup nên thấy rằng, việc có thể chia sẻ những kiến thức mà không phải startup nào cũng tiếp cận được là điều rất quý giá, để các doanh nghiệp cùng nhau đi lên. 

PV: Thưa bà, lý do vì sao bà lại chọn phần nội dung về ứng dụng AI để tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho các bạn khởi nghiệp?

ThS Vũ Thị Thu Thảo: Từ thực tiễn đào tạo tôi nhận thấy nhiều bạn khởi nghiệp còn gặp khó khăn, thậm chí chưa biết cách vận dụng công nghệ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, các startup chưa có được tư duy về việc làm như thế nào để tiếp cận thị trường, cũng như đưa sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Nguyên nhân một phần là do các bạn chưa đủ kiến thức về marketing.

Trong bối cảnh công nghệ thông tin, nhất là trí tuệ nhân tạo phát triển như hiện nay, nếu các startup vừa có kiến thức về marketing, lại có thể sử dụng AI, giúp sản xuất ra những video hay, vừa tốn ít nguồn lực, chi phí lại hấp dẫn người xem thì rất có ưu thế trong quảng bá hình ảnh, sản phẩm.

Tham gia các khóa đào tạo – cơ hội để startup rút ngắn con đường đi đến thành công - ảnh 1
ThS Vũ Thị Thu Thảo - đồng trưởng làng Làng Design Thinking - Techfesh Việt Nam

Bởi vậy, tại các khóa đào tạo theo khuôn khổ Đề án 844, tôi sẽ có khoảng hơn 2 tiếng, hướng dẫn các startup tạo ra video, phân tích chân dung khách hàng, hiểu được khách hàng của mình. Trên cơ sở kiến thức được tào tạo, trao đổi, các startup sẽ ứng dụng vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, chuyển lý thuyết thành thực hành và sớm tạo ra kết quả.

Tôi luôn mong muốn các starup có hiểu được tầm quan trọng của AI ở hiện tại cũng như trong tương lai, sẽ nhanh chóng đưa vào công việc của mình, doanh nghiệp của mình. Và tôi cũng mong các doanh nghiệp sẽ hiểu, ứng dụng nó một cách thành thạo và nhanh chóng ứng dụng nó chứ không phải là chỉ học để biết và để đấy, mà cần học xong là thực hành. Học xong là hành động, như vậy mới ra được kết quả. Và tôi sẵn sàng ở đây và đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp, kể cả sau khi chương trình đào tạo đã kết thúc.

PV: Vậy sau khi tham gia vào các khóa đào tạo với vai trò hỗ trợ, giảng dạy, bà đánh giá như thế nào về hoạt dộng đào tạo, tư vấn cho các startup do CTCP Truyền thông VietNam Starup TV tổ chức, trong khuôn khổ đề án 844?

ThS Vũ Thị Thu Thảo: Cá nhân tôi thực sự thấy mình may mắn và rất vui khi được trở thành một phần của chương trình hỗ trợ, đào tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ. Tôi thấy rằng đây là một chương trình rất ý nghĩa mà các startup rất nên, rất cần được tiếp cận. Năm 2023 tôi cũng từng tham gia một chương trình hỗ trợ thuộc nội dung của Đề án 844, về đào tạo cho các giáo viên trường đại học Xây dựng tiếp cận được với AI. Từ những giá trị tích cực đạt được sau chương trình, tôi thấy các khóa đào tạo cho doanh nghiệp, khởi nghiệp rất ý nghĩa.

Bởi lẽ qua những khóa đào tạo, startup nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức cũng như các mentor, để giúp các bạn học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ các doanh nghiệp đồng hành khác. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn hành trình khởi nghiệp thành công.

Tôi rất mong rằng, những đề án hỗ trợ đào tạo cho startup như này tiếp tục được tổ chức; đồng thời lan tỏa qua nhiều kênh truyền thông để đông đảo doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp biết đến để được hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Nữ giám đốc đau đáu với sứ mệnh “nâng tầm” giá trị sản phẩm mận Mộc Châu

Nữ giám đốc đau đáu với sứ mệnh “nâng tầm” giá trị sản phẩm mận Mộc Châu

(PNTĐ) - Trái mận hậu được biết đến là một trong những loại quả đặc sản của Mộc Châu. Trước đây, các đơn vị hầu như chỉ khai thác và kinh doanh mận theo mùa vụ. Nhưng qua sự tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong bảo quản mận tươi của nữ doanh nhân Hà Thị Thu Hiền, sản phẩm mận Mộc Châu có thể được chế biến và bán trên thị trường quanh năm.
Người lương y đau đáu với nỗi niềm dược liệu sạch, thực phẩm xanh

Người lương y đau đáu với nỗi niềm dược liệu sạch, thực phẩm xanh

(PNTĐ) - Sinh ra và lớn lên ở vùng bán sơn địa nghèo Hà Nam, cô giáo Đinh Thị Song Nga sau 16 năm đứng bục giảng với tiên thiên chẳng mấy mạnh khỏe đã có quyết định táo bạo: Vừa dạy học vừa đi học Đông y để tự cải thiện sức khỏe của bản thân và 2 đứa con. Để rồi một ngày, quyết định ấy đã đưa bà đến với hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu, nông nghiệp xanh.
Nam doanh nhân “nuôi chí lớn”, khởi nghiệp chỉ với 30 triệu đồng

Nam doanh nhân “nuôi chí lớn”, khởi nghiệp chỉ với 30 triệu đồng

(PNTĐ) - (PNTĐ) - Khởi nghiệp với sản phẩm mật ong, anh Phạm Tiến Dũng (SN 1989, quê Hưng Yên) - ông chủ của công ty TNHH Xuất nhập khẩu mật ong Phúc Khang đang nỗ lực từng ngày, với mong muốn đưa doanh nghiệp thành đơn vị hàng đầu trên cả nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm về mật ong ra quốc tế.
Mentor Hoàng Sơn Công: “Cầu nối” giúp các startup đi tới thành công

Mentor Hoàng Sơn Công: “Cầu nối” giúp các startup đi tới thành công

(PNTĐ) - Tính đến thời điểm này, Mentor Hoàng Sơn Công - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ Việt Nam đã có nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, gắn liền Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844), với hơn 2.000 startup được kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, môi trường, giáo dục.