Cấm dạy trước chương trình trong dịp hè

THÁI ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Hiện nay, học sinh các bậc học ở Hà Nội đã bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, các trường không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào, hay dạy trước chương trình hoặc tổ chức ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2022-2023.

Đó là nội dung đáng chú ý tại kế hoạch tổ chức hoạt động hè cho học sinh năm 2022 của Sở GDĐT vừa mới ban hành.

Đối  với học sinh yếu kém, Sở GD-ĐT yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có trách nhiệm lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh, học viên có học lực yếu, kém; bố trí thời gian hợp lý để tổ chức thi và xét lên lớp cho những học sinh, học viên thuộc diện thi lại, học sinh phải rèn luyện trong hè.

Cấm dạy trước chương trình trong dịp hè - ảnh 1
Sở GD-ĐT yêu cầu cơ sở giáo dục mầm non thu, chi hoạt động trong hè trên tinh thần thỏa thuận với phụ huynh Ảnh: int

Đối với cấp học mầm non, kế hoạch tổ chức hoạt động hè phải được xây dựng căn cứ điều kiện thực tế và nhu cầu gửi con của cha mẹ trẻ trên tinh thần tự nguyện của giáo viên đăng ký làm việc dịp hè, sau đó báo cáo UBND xã, phường, thị trấn (đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập) và phòng GD-ĐT. Cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chế độ thu, chi trên tinh thần thỏa thuận với phụ huynh của trẻ và được sự đồng ý của các cấp quản lý.

Khi tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trong hè, các cơ sở giáo dục mầm non phải bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các phòng GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo ban giám hiệu, tổ chuyên môn thống nhất hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo hình thức "chơi mà học, học bằng chơi", phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục mầm non; chú trọng các hoạt động dạy trẻ, bảo vệ an toàn bản thân, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng, chống dịch bệnh.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.