Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát quy định về dạy thêm, học thêm

THU GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó yêu cầu phải rà soát, nắm bắt các ý kiến băn khoăn với quy định mới về dạy thêm, học thêm.

Tháng 12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29 về dạy thêm, học thêm. Trong đó, điểm mới là trường học chỉ được dạy thêm ba nhóm, và phải miễn phí, gồm: Nhóm có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp.

Thông tư 29 cũng quy định, giáo viên không được thu tiền dạy thêm với học sinh trên lớp của mình. 

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát quy định về dạy thêm, học thêm - ảnh 1
Tháng 12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29 về dạy thêm, học thêm. 

Theo Văn phòng Chính phủ, quy định này nhận được nhiều sự đồng tình song còn không ít băn khoăn.

Một số ý kiến cho rằng gốc rễ của việc dạy thêm, học thêm là do chương trình học tập còn nặng, trong khi tâm lý coi trọng bằng cấp của nhiều người còn khá phổ biến.

Hiện nay chương trình, sách giáo khoa, kỳ thi tốt nghiệp THPT, cách xét tuyển đại học đều mới, tỷ lệ "chọi" vào các trường đại học uy tín ngày càng khốc liệt. Học chỉ để phục vụ các kỳ thi nên dạy thêm, học thêm sẽ còn biến tướng.

Dư luận có ý kiến về lâu dài, khi chương trình không nặng chuyện thi cử, dạy theo đúng tinh thần phát huy năng lực, phẩm chất của người học, dạy thêm, học thêm sẽ trở về đúng bản chất xưa kia. Học sinh thấy thiếu hụt kiến thức gì hoặc muốn giỏi thêm nữa mới đi học thêm.

Trước các ý kiến trên, Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phải rà soát, nắm bắt thông tin phản ánh để kịp thời có giải pháp xử lý. 

Trước đó, liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết dạy thêm, học thêm là nhu cầu của cả người học lẫn người dạy. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng.

Tuy nhiên, thực tế có tình trạng học sinh dù không muốn nhưng vẫn phải học thêm ở các lớp do thầy cô, trường học của mình tổ chức. Một bộ phận học sinh đi học thêm chỉ nhằm không lạc lõng với bạn bè, áy náy với thầy cô hay thậm chí vì bài kiểm tra không bị lạ lẫm. Điều này cũng dẫn đến tình trạng học sinh ken đặc lịch học từ sáng đến khuya.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quy định mới về dạy thêm, học thêm nhằm tránh tình trạng trên, để học sinh có thêm thời gian trau dồi các kỹ năng sống khác.

 

Tin cùng chuyên mục

Chốt quy chế tuyển sinh đại học 2025: Chính thức bỏ xét tuyển sớm, không giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển

Chốt quy chế tuyển sinh đại học 2025: Chính thức bỏ xét tuyển sớm, không giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển

(PNTĐ) - Ngày 21/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, áp dụng từ năm 2025 với nhiều điểm mới. Trong đó, Bộ chính thức bỏ xét tuyển sớm với tuyển sinh đại học và không giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển.
Sinh viên và nỗi lo trái ngành, trái nghề trước ngưỡng cửa cuộc đời

Sinh viên và nỗi lo trái ngành, trái nghề trước ngưỡng cửa cuộc đời

(PNTĐ) - Vừa qua, tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm “Bước ngoặt cuộc đời” với 2 khách mời là nhà khoa học, TS Nguyễn Tú Anh - người sáng lập thương hiệu sữa VitaDairy và nhà văn Hoàng Anh Tú - cựu chánh văn của Hoa học trò xoay quanh vấn đề một số lượng lớn sinh viên nhiều thế hệ khi ra trường sẽ phải làm trái ngành trái nghề để thích nghi với nhu cầu lao động của xã hội. Chủ đề này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Nhiều thay đổi trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều thay đổi trong tuyển sinh đại học năm 2025

(PNTĐ) - Để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học năm 2025, nhiều trường đại học đã sớm công bố các phương án tuyển sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, để phù hợp với các điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 sắp được ban hành, các trường đại học đang điều chỉnh lại các phương án tuyển sinh.