“Chúng ta đang cào bằng trong giáo dục”

Chia sẻ

PNTĐ-Trước thềm năm học mới, nhiều giáo viên, học sinh đã cùng “điểm tên” những tồn tại và đề xuất mong muốn trong tương lai, giáo dục Việt Nam sẽ khắc phục được thiếu sót, trở nên hoàn thiện hơn.

 
“Chúng ta đang cào bằng trong giáo dục” - ảnh 1
Cô và trò trường tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thực

 
Không nên đánh đồng trong giáo dục
 
Theo ông Nguyễn Công Chủng, nguyên Hiệu trưởng trường THCS Liên Hà, Đông Anh, ngành giáo dục cần khẩn trương chữa bệnh thành tích trong giáo dục. “Trước đây, khi còn công tác, tôi tổ chức kỳ thi kiểm tra học kỳ rất nghiêm. Tôi chia 45 học sinh/lớp thành 2 nhóm, ngồi ở hai phòng khác nhau, mỗi em một bàn. Thế nhưng, tôi cũng chỉ dám đảm bảo độ chính xác đến 95% vì vẫn còn yếu tố con người tác động.
 
Hiện nay, tôi thấy ở nhiều trường, học sinh ngồi 3 cháu/bàn, cùng làm bài kiểm tra thì có khách quan, chính xác không?”- ông Chủng đặt câu hỏi và cho rằng, chất lượng giáo dục không nằm ở mũi nhọn mà ở đại trà. Ngành giáo dục cần đánh giá đúng chất lượng giáo dục đại trà thay vì nhìn đâu cũng thấy học sinh giỏi như hiện nay.
 
Về giáo viên, theo ông Chủng, còn tồn tại tình trạng  “lên lớp không dạy hết kiến thức” mà để dành dạy thêm ở nhà. Ngoài ra, trong tuyển dụng, vẫn để “lọt” giáo viên có tâm lý không bình thường. Vì thế, học sinh bị cho là không nghe lời sẽ bị cô đánh, tát, túm tóc, chửi mắng... 
 
Ông Chủng nhận định, hiện nay, chúng ta đang cào bằng trong giáo dục. “Giáo viên say nghề, tận tâm cống hiến cũng chỉ được nhận lương như giáo viên an nhàn, rong chơi. Hiệu trưởng của trường xuất sắc cũng nhận lương như Hiệu trưởng của trường trung bình. Nếu cứ cào bằng như thế này thì không thể kích thích được các đổi mới, sáng tạo”.
 
“Mong có thời gian học kỹ năng sống”
 
Em Trịnh Khánh Linh, cựu học sinh trường THPT Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh cho biết, học sinh hiện nay còn bị áp lực học tập đè nặng. Áp lực đó đến từ người lớn muốn con em mình phải học giỏi, phải thi đỗ vào trường này trường kia. Trong khi đó, các em mong được thầy cô, cha mẹ hãy cho các em thời gian nghỉ ngơi, học thêm nhiều kỹ năng sống.
 
Theo em Trần Minh Châu, học sinh trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, điều chưa hợp lý là các học sinh đều bị yêu cầu phải học giỏi Toán, Ngữ văn, trong khi mỗi người có một năng lực khác nhau. Em Châu thấy tiếc khi môn Giáo dục công dân bị coi là môn phụ, thậm chí ở nhiều trường, còn phải nhường giờ cho môn học được cho là chính nếu cần.
 
“Vừa qua, thanh niên Khá Bảnh vi phạm pháp luật nhưng vẫn được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ. Trong khi đó, có người từng làm việc trong ngành kiểm sát lại có hành vi xâm hại cháu bé trong thang máy”. Sở dĩ có sự lệch lạc này, theo em Châu do chúng ta chưa dạy tốt môn đạo đức để mỗi người biết phân biệt đúng sai. 
 
Nhiều học sinh khác cũng mong muốn trong năm học mới, ngành giáo dục sẽ giải quyết tình trạng nhà vệ sinh trường học còn bẩn; học sinh phải học từ 6 giờ sáng tới 8 giờ tối tới mức không còn hứng thú; học sinh khi bước vào đại học rồi mới tiếc vì có nhiều kỹ năng chưa được trang bị từ trước đó. 
Trung Thu (ghi) 

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch hoạt động cùng con của “mẹ bỉm”

Kế hoạch hoạt động cùng con của “mẹ bỉm”

(PNTĐ) - Trước giờ, nghe đến cụm từ “kế hoạch” chúng ta hẳn sẽ nghĩ rằng dành cho người lớn. Nhưng theo “mẹ bỉm” Hồng Phấn (trú tại TP Hồ Chí Minh) xây dựng kế hoạch tuần để áp dụng cho con là việc làm khoa học, cần thiết.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm Ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5/2024. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.