Công bố đề thi và đáp án kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025

HẠ THI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi và đáp án kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2024-2025.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 25 và 26/12/2024. Cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.

Công bố đề thi và đáp án kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 - ảnh 1
Ảnh minh họa.

Ngày 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi và đáp án kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2024-2025. Theo đó, thí sinh đã có thể tra cứu đáp án kỳ thi tại đường link: https://drive.google.com/drive/folders/1HGdlycakxM2KLZx5T7L1LRGLCRjrGdyd

Năm nay, các thí sinh dự thi tại 68 Hội đồng thi với 13 môn thi: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật. Năm nay, lần đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào dự thi.

Theo Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hiện hành, tổng số giải từ Khuyến khích trở lên không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải; số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Công tác chấm thi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức theo đúng Quy chế, bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, chính xác, khách quan, công bằng. Kết quả, Hội đồng chấm thi đã chọn được 3.803 thí sinh đạt giải, chiếm 58,68% tổng số thí sinh dự thi. Năm học 2023-2024, số lượng thí sinh dự thi là 5.812 thí sinh, có 3.351 thí sinh đạt giải.

Kết quả chấm thi và xếp giải cho thấy, số học sinh đạt giải năm nay phủ đều ở hầu khắp các địa phương. Một số địa phương miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn cũng có học sinh đạt thứ hạng cao nhất trong kỳ thi.

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.