Đạo văn - Thời mạt của khoa học (Nhà văn Bùi Việt Thắng)

Chia sẻ

PNTĐ-Thời mạt của khoa học rồi sẽ qua. Cần phải tin cuối cùng chân lý sẽ thắng. Công luận mong chờ vụ việc này sẽ được xem xét xử lý nghiêm túc...

 
Báo Phụ nữ Thủ đô số 19 (ra ngày 9-5-2018) đăng bài Vì sao “đạo văn” mà vẫn được phong Giáo sư? của tác  giả Nguyễn Minh Anh. Người bị tố “đạo văn” là ông Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Năm 2002 ông Nguyễn Đức Tồn làm hồ sơ đăng ký ứng viên chức danh GS nhưng bị ngừng vì Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ học phát hiện ra những khuất tất. Vậy nhưng đến năm 2008, khi làm hồ sơ ứng cử lần thứ 2, ông Nguyễn Đức Tồn đã “lọt lưới” và nhận chức danh GS. Thật là chuyện "con voi chui lọt lỗ kim" như cách nói dân gian. Sẽ có nhiều người đặt câu hỏi “Mọi chuyện đúng quy trình sao lại đến nông nỗi này?”.
 
* Một chuyện tày đình như thế, đáng lý sẽ khiến giới học thuật và cả xã hội “ngạc nhiên chưa?”. Nhưng mà trong bối cảnh hiện nay chuyện gian dối như thế lại làm nảy ra nhận định có tính phổ quát “Cái nước mình nó thế!” - một câu xanh rờn tôi không còn nhớ chính xác ai nói nhưng đã trở thành câu đầu cửa miệng của dân gian hiện nay. Chúng ta vẫn tự hào Việt Nam có số lượng GS, TS vào loại hùng hậu của khu vực và thế giới. Nhưng trong bảng xếp hạng đại học thì ta chưa lọt vào “top” 200 của châu Á, đừng nói đến việc bén mảng thế giới; còn năng suất lao động thì thua Singapore đến cả trên 10 lần; công bố khoa học trên các tạp chí uy tín thế giới thì thua cả Thái Lan dăm bảy lần,...
 
Ngày trước thời Pháp thuộc và Mỹ thuộc thì lúc nào cũng canh cánh nỗi nhục mất nước, nô lệ. Ngày nay có độc lâp, hòa bình thì lại nhởn nhơ không cảm thấu nỗi nhục nghèo đói, tụt hậu. Khoa học kỹ thuật của ta là thứ “trên trời”, viển vông, thiếu thực tiễn. Mỗi năm Nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng cho Bộ KH&CN để đầu tư nghiên cứu khoa học. Nhưng mà nhận tiền (tiền ấy thực ra là thuế của dân) xong thì trang trải mọi thứ, công trình vẫn được nghiệm thu. Nhưng  kết quả thì được “ngăn kéo táng” (một cách thanh lý nhẹ nhàng).
 
* Hiện tượng ông Nguyễn Đức Tồn nếu đúng là nhận nhầm chức danh GS, thiết nghĩ, không cá biệt. Nó có mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực. Năm 2017, Hội đồng chức danh GS Nhà nước trước sức ép của công luận chẳng đã từng phải ngưng xét hàng chục trường hợp các ứng viên ngồi nhầm chỗ đó sao (!?). Các cụ nói đang là thời mạt (hiểu là khủng hoảng). Cấm có sai. Nhưng mà “bĩ cực” rồi sẽ đến “thái lai”. Thời mạt của khoa học rồi sẽ qua. Cần phải tin cuối cùng chân lý sẽ thắng. Công luận mong chờ vụ việc này sẽ được xem xét xử lý nghiêm túc.
 
Nhà văn BÙI VIỆT THẮNG

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên thế hệ mới: Sáng tạo và nhân văn

Sinh viên thế hệ mới: Sáng tạo và nhân văn

(PNTĐ) - Hành trình Sinh viên Thế hệ mới 2024 đã khép lại sau vòng thi chung kết (được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV3 ngày 9/11) giữa ba đội đến từ ba trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa TP HCM và Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thí sinh cuộc thi đã cho thấy sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm của Gen Z.
Viết tiếp những thành tích đáng tự hào…

Viết tiếp những thành tích đáng tự hào…

(PNTĐ) - Ngày 20/11/2024, trường THCS Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã long trọng tổ chức “Lễ kỉ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô - Chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh truyền thống cao đẹp của nghề dạy học, bày tỏ sự tri ân tới các thầy cô giáo - những người thầm lặng, bao dung dâng hiến bao giá trị cho đời.
Người đưa đò gieo khát vọng sáng tạo cho học sinh

Người đưa đò gieo khát vọng sáng tạo cho học sinh

(PNTĐ) - Bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương đối vớihọc sinh, cô giáo Phạm Thị Hạnh, Tổ trưởng Tổ Chuyên biệt-Tự chọn, Trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) đã luôn nỗ lực, phấn đấu hết mình để ươm những mầm non, những thế hệ tương lai của đất nước. Cô giáo Hạnh là một trong những nhà giáo tiêu biểu được vinh danh giải thưởng Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo TP Hà Nội năm 2024.
Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về rèn đức, luyện tài

Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về rèn đức, luyện tài

(PNTĐ) - Cả nước hiện có 1,6 triệu nhà giáo ở tất cả các cấp học từ mầm non, phổ thông, dạy nghề, và đại học. Với trọng trách “trồng người”, nhiều thầy, cô giáo đã vượt qua mọi khó khăn, không ngừng học hỏi, sáng tạo, đổi mới để góp phần tích cực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có nhiều đóng góp vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.