Dạy con biết cảm ơn khi nhận được tiền lì xì

Chia sẻ

Lì xì là phong tục, nét văn hóa đẹp của người Á Đông. Khi nhận được tiền lì xì, trẻ cần biết ứng xử đúng cách để cả nhà đều vui.

Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp thực hiện hàng loạt hoạt động tâm linh ý nghĩa, mà còn là thời điểm để mọi người trong gia đình quây quần, sum họp.

Tuy nhiên, với hầu hết trẻ em thì Tết chỉ đơn giản là các em được nghỉ học, mặc quần áo đẹp. Quan trọng nhất là trẻ được nhận lì xì từ người lớn. Đây vốn là một phong tục đẹp của người Việt Nam, với ý nghĩa đem lại may mắn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nét văn hóa này có thể biến tướng nếu như trẻ không biết nhận lì xì đúng cách. 

Ảnh minh họa: STẢnh minh họa: ST

Để năm mới rộn ràng tiếng cười, người người đều vui thì bố mẹ cần dạy con ý nghĩa của tục lì xì, đặc biệt là điều cấm kị dưới đây.

Hãy dạy con sự tích và ý nghĩa của tục lì xì đầu năm mới

Lì xì là phong tục có từ rất lâu đời của người Á Đông, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Tục này bắt nguồn từ Trung Quốc. Tương truyền ở Đồng Hải xưa kia có một cây đào to, gốc cây là nơi trú ngụ của rất nhiều yêu quái. Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại nhưng bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ nên không thể thoát ra ngoài.

Tuy nhiên, hàng năm, các vị thần tiên đều phải về trời vào giao thừa. Điều này khiến yêu quái lộng hành, quấy rối giấc ngủ của trẻ em, khiến trẻ giật mình khóc thét và bị sốt. Bố mẹ vì thế luôn phải thức cả đêm để canh giữ cho con.

Một lần có 8 vị tiên đi ngang qua nhà nọ, thấy tình cảnh liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng cũng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian. Từ đó mỗi dịp Tết, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn. Dần dần điều này hình thành nên tục lì xì đầu năm.

Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. 

Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.

Lì xì là phong tục có từ rất lâu đời của người Á Đông, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc.Lì xì là phong tục có từ rất lâu đời của người Á Đông, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc.

Dạy con biết cảm ơn khi nhận được tiền lì xì

Sau khi đã dạy con biết được ý nghĩa tục lì xì ngày Tết, bố mẹ cần dạy con cách ứng xử đúng đắn. Khi được lì xì, trẻ cần phải thể hiện sự biết ơn và lễ phép, đưa 2 tay ra nhận, sau đó nói lời cảm ơn. Cha mẹ có thể làm mẫu để trẻ tập theo những động tác đơn giản như đưa hai tay nhận lấy, khoanh tay nói lời cám ơn, gửi lời chúc sức khỏe, may mắn… Một đứa trẻ ngoan, biết cảm ơn chắc chắn sẽ khiến người lớn cảm thấy vui vẻ trong những ngày đầu xuân năm mới.

Dạy trẻ tuyệt đối không mở phong bao lì xì trước mặt khách

Trẻ nhỏ vì tò mò nên nhiều khi vô tư mở phong bao lì xì trước mặt. Không chỉ vậy nhiều trẻ còn ngơ ngác hỏi: "Sao chú/bác mừng ít thế?". Hành động xấu này chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu. 

Cha mẹ có thể dặn con là những đồng tiền này dùng để xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ. Vì thế, con tuyệt đối không được xé bọc lì xì ra. Con có thể gửi mẹ cầm giúp hoặc cha mẹ chuẩn bị cho con một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì. Khi trở về nhà, con cần cho tất cả những phong bao đó vào trong một chiếc túi và đặt dưới gối ngủ của con.

Quan trọng nhất, cha mẹ cần nhắc nhở con lì xì là phong tục tốt đẹp. Thứ quan trọng nhất là tấm lòng của người lớn, không phải số tiền ít/nhiều bên trong. 

Theophunuvietnam.vn

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội công bố thành lập trường THCS Giảng Võ 2

Hà Nội công bố thành lập trường THCS Giảng Võ 2

(PNTĐ) - Chiều 17/5, quận Ba Đình tổ chức Hội nghị công bố, quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2 và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng. Trường THCS Giảng Võ 2 (quận Ba Đình) được thành lập trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
Luật Nhà giáo: Kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo

Luật Nhà giáo: Kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo

(PNTĐ) - Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức chương trình Tọa đàm với các cơ quan báo chí về Dự thảo Luật Nhà giáo lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật. Trước đó, ngày 13/5/2024, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến rộng rãi dư luận xã hội.
Thủ tướng chỉ thị tăng cường, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng chỉ thị tăng cường, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

(PNTĐ) - Để tổ chức tốt Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện; thực hiện đúng quy định, quy chế tổ chức thi; thông tin, truyền thông phải chủ động, kịp thời, đầy đủ; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia Kỳ thi.
Giúp con thích đọc sách chữ

Giúp con thích đọc sách chữ

(PNTĐ) - Sách đã giúp chị Phạm Hạnh (Quảng Ngãi) bước sang một trang mới, tích cực, hiểu biết và phát triển bản thân hơn. Chị đã quyết định đầu tư cho mình và gia đình một kệ sách và giúp con yêu từng trang sách chữ.