Hà Nội: 103.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

THU GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến 17h ngày 7/5, toàn Thành phố có 103.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, chiếm khoảng 92% tổng số thí sinh đang học lớp 12 tại các đơn vị, trường học trên địa bàn Thành phố.

Trong số 103.000 thí sinh đã đăng ký dự thi, có 90.930 thí sinh đăng ký dự thi lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học; có 9.362 thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT; số còn lại đăng ký dự thi lấy kết quả xét tuyển vào đại học.

Theo lịch đăng ký thi tốt nghiệp THPT lên hệ thống trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu từ ngày 2-10/5, thí sinh còn 3 ngày nữa để đăng ký dự thi. Thí sinh lưu ý kiểm tra thật kỹ thông tin bài thi, môn thi, vì sau ngày 10/5 thí sinh không được quyền điều chỉnh thông tin bài thi, môn thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục yêu cầu các nhà trường tăng cường rà soát đối tượng đăng ký dự thi; thường xuyên kiểm tra thông tin phản hồi sai sót của thí sinh để chỉnh sửa và thông báo kết quả chỉnh sửa cho thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.