Đưa môn lịch sử đến với học sinh:

Không thể thành công chỉ với hai từ “bắt buộc“

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội ngày 25/5 đã chính thức có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông. Trong đó, đề nghị quy định môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học bắt buộc. Nhiều ý kiến cho rằng, để đưa môn Lịch sử đến với học sinh, liệu có thể thành công chỉ với hai từ “bắt buộc”?

Vì sao Lịch sử cần trở thành môn bắt buộc?

Theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, chương trình môn học Lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và THCS) và là môn lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT), được thiết kế theo hướng chuyên sâu. Ở cấp THPT (từ lớp 10 đến lớp 12), ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn, trong đó, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học và các chuyên đề học tập lựa chọn.

Kết quả tổng hợp kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV và ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo cho thấy, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn lịch sử cấp THPT thành môn lựa chọn. Lý do là Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (từ 15-17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp THPT (thực tiễn cho thấy, số lượng này có thể lên tới 50% học sinh), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này.

Đồng thời, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc.

Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng, môn Lịch sử cần được xác định vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông theo đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, bảo đảm mục tiêu “chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử…”, hình thành nhân cách, lòng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của học sinh và cho thế hệ trẻ.

Không thể thành công chỉ với hai từ “bắt buộc“ - ảnh 1
Cần thay đổi cách dạy để đưa môn Lịch sử đến với học sinh Ảnh: Int

Thay đổi cách dạy và học môn Lịch sử

Tuy nhiên, nhìn theo góc độ khác, PGS Vũ Quang Hiển, khoa Lịch sử, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD-ĐT rất khác với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Ở cấp THPT, do được xây dựng theo hướng phân hóa nên nội dung học của môn Lịch sử cũng chuyên sâu, phù hợp với học sinh có định hướng học các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Cụ thể, chương trình môn Lịch sử ở bậc THPT sẽ “chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: Lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới”. Nhìn vào định hướng này, nếu từ năm học 2022-2023, những kiến thức chuyên sâu này từ môn “tự chọn” sang “bắt buộc” đại trà sẽ gây nặng nề với học sinh.  

Theo PGS Vũ Quang Hiển, chương trình Giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo quy định và đã được công khai để xin ý kiến đóng góp của các cấp và công chúng trước khi được ban hành chính thức. Trong đó, chương trình môn Lịch sử cũng đã được xin ý kiến và nhận được sự đồng ý của Hội Khoa học lịch sử trước khi ban hành. Vậy nếu có sự thay đổi, đưa môn Lịch sử trở thành môn học bắt buộc ở cấp THPT thì sẽ phải tính toán, thay đổi lại cả nội dung môn Lịch sử từ bậc học dưới sao cho phù hợp. Tuy nhiên, từ nay tới thời điểm khai giảng năm học mới chỉ còn 3 tháng, không còn đủ thời gian để sửa lại cả chương trình. 

Cô giáo Nguyễn Thị Hà Diễm, giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Hùng Vương, quận 5, TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, với khối lượng kiến thức rộng sâu như vậy, môn Lịch sử ở bậc THPT sẽ thích hợp cho đối tượng học sinh yêu thích, có năng khiếu về khối xã hội để dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp theo hướng ngôn ngữ, du lịch, văn hóa, quan hệ quốc tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, hành chính công vụ… hơn là dạy đại trà. 

“Chúng ta có đang đòi hỏi quá với một học sinh của GenZ khi hàng ngày dung nạp lượng kiến thức khổng lồ lại vừa phải có rèn kĩ năng mềm của xã hội hiện đại để hội nhập? Là giáo viên, tôi đã từng chứng kiến các em lớp 12 phải chợp mắt trong phút giải lao, gục lên bàn sau mỗi giờ học, trong lúc học Lịch sử thì len lén để bài tập phía dưới để giải (các em không có thời gian). Bắt ép các em học Lịch sử, chắc chắn chúng ta làm được nhưng rồi mỗi người cũng tự hỏi ra khỏi lớp các em còn lại gì? Và rồi mỗi năm đến hẹn lại lên cứ sau mỗi mùa tuyển sinh thì môn Lịch sử lại đội sổ”- cô Diễm trăn trở.

Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể đưa môn Lịch sử đến với học sinh, thì không chỉ dùng biện pháp “cơ học” là bắt buộc vì nếu bắt buộc phải học, học sinh cũng không học. Giải pháp gốc rễ chính là thay đổi cách dạy học môn Lịch sử. Phải làm sao để việc học Lịch sử trở nên thú vị thì tự khắc học sinh sẽ không sợ Lịch sử. 

Theo cô Nguyễn Thị Hà Diễm, muốn vậy, trước tiên là phải thay đổi tư duy trong cách dạy và ra đề thi Lịch sử. Bởi, đề thi sẽ tác động trở lại đối với cách dạy, cách học môn học này. “Môn Ngữ văn đã thay đổi cấu trúc đề thi để phù hợp với thực tế hiện nay, môn Địa lí cũng có cuộc cách mạng khi cho học sinh sử dụng Atlat trong đề thi. Vậy việc học môn Lịch sử cũng không nên theo hướng nhồi nhét kiến thức theo kiểu bắt học sinh phải ghi nhớ các số liệu, sự kiện mà nên đánh giá khả năng tư duy lịch sử của học sinh.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…