Lựa chọn nghề nghiệp không phụ thuộc định kiến giới: Tại sao không?

Chia sẻ

Khác với trước đây, việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của các bạn trẻ đã thoát khỏi định kiến giới, ngày càng nhiều bạn trẻ chọn cho mình một con đường phát triển sự nghiệp vì đam mê, hướng đến những giá trị đích thực của bản thân thay vì theo sự định hướng của gia đình và định kiến nghề nghiệp của xã hội.

Bà Lê Quỳnh Trang,  Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô chia sẻ tại tọa đàmCác khách mời chia sẻ tại cuộc tọa đàm.

Đây cũng là nội dung cuộc tọa đàm “Giảm thiểu định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp” diễn ra sáng 17/3, trong khuôn khổ dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam” do Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện tư vấn phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi (CISDOMA) tổ chức với sự tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và tổ chức Oxfam tại Việt Nam.

5 phụ nữ đi xin việc thì có 1 người bị từ chối vì giới tính

Ông Đào Ngọc Ninh, Phó Viện trưởng viện Tư vấn phát triển kinh tế-xã hội Nông thôn và miền núi (CISDOMA) đã đưa ra một bức tranh tổng thể về tình trạng phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp hiện nay.

Theo đó, hiện Việt Nam đã thực hiện một số bước lập pháp quan trọng về thúc đẩy bình đẳng và không phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bao gồm các quy định về quyền bình đẳng giới của mọi công dân trong Hiến pháp và cấm phân biệt đối xử trong Bộ Luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên, theo ông Ninh, trên thực tế, tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc nói chung, trong tuyển dụng lao động nói riêng vẫn còn tồn tại.

Ông Đào Ngọc Ninh, Phó Viện trưởng viện Tư vấn phát triển kinh tế-xã hội Nông thôn và miền núi  cho biết tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc  vẫn còn tồn tạiÔng Đào Ngọc Ninh, Phó Viện trưởng viện Tư vấn phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi (CISDOMA) cho biết tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc vẫn còn tồn tại.

Theo kết quả khảo sát của hãng tuyển dụng nhân sự Navigos Group vừa công bố, 42% doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp của họ chưa có chính sách tuyển dụng công bằng, không phân biệt giới tính; 39% ứng viên nam được hỏi cho biết một trong những lý do họ từng được nhận vào làm việc vì họ là nam giới. Theo thống kê, cứ 5 nam giới đi xin việc thì có 2 người được nhận làm việc vì họ là nam giới, trong khi cũng với tỉ lệ 5 nữ giới đi xin việc, thì có 1 người bị từ chối bởi họ là nữ. Bên cạnh đó, nhiều công ty khi tuyển dụng còn công khai yêu cầu về giới tính, khiến việc tiếp cận của phụ nữ đối với một số loại hình công việc nhất định bị hạn chế.

Tương tự như vậy, theo GS.TS Trịnh Duy Luân, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, định kiến giới chính là những nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực (thường là không đúng, không có cơ sở) về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Theo sự quan sát của ông, định kiến giới hiện lại đang thiên về hạ thấp năng lực phụ nữ. Từ đó, đã ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp như cho rằng, một số nghề nghiệp chỉ hợp với nam giới, trong khi một số nghề giản đơn hơn, chủ yếu là nghề dịch vụ thì mặc định hợp với nữ giới, mà hầu hết các nghề này do tính chất công việc giản đơn nên mức thu nhập của nữ giới cũng bị giảm nhiều so với nam giới.

Các bạn trẻ tham dự tọa đàmCác bạn trẻ tham dự tọa đàm

Từ góc độ của người đang công tác tại một tờ báo dành cho giới nữ, bà Lê Quỳnh Trang, Tổng biên tập báo Phụ nữ Thủ đô cho biết: Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới, nhưng trên thực tế định kiến giới vẫn đang tồn tại, hẳn sâu trong tư duy, nếp nghĩ của nhiều người, không chỉ ở nam giới mà ngay cả nữ giới. Phụ nữ lâu nay bị định kiến là chỉ phù hợp với công việc giản đơn như giúp việc nhà, chăm sóc người già. Các bạn trẻ khi lựa chọn nghề nghiệp cũng có suy nghĩ ngành khoa học xã hội hợp với nữ. Trong khi đó, nam giới thường chiếm đa số trong các ngành về kỹ thuật, công nghệ… Không những vậy, trong cùng một công việc, nam giới cũng được đánh giá cao và nhận lương cao hơn phụ nữ. Định kiến giới khiến phụ nữ mất đi nhiều cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến bởi cùng vị trí công việc, nếu nam giới đảm nhiệm thì dễ nhận được sự đồng thuận, trong khi phụ nữ lại bị nghi kỵ hoặc phải phấn đấu rất nhiều so với nam giới. Vì bản thân, với thiên chức là phụ nữ, họ còn phải dành thời gian chăm lo cho gia đình, con cái, thay vì toàn tâm toàn ý cho công việc như người nam giới. 

Tự tin lựa chọn nghề nghiệp không phụ thuộc giới tính

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia về giới, nhà nghiên cứu, nhà tuyển dụng, quản lý giáo dục, đại diện cơ quan báo chí, truyền thông đã cùng nhau phân tích nguyên nhân, đưa ra các giải pháp để có thể giảm thiểu định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp ở thanh niên.

Tiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc học viện phụ nữ Việt Nam, trưởng khoa Giới và Phát triển cho rằng xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp là rất cần thiếtTiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện phụ nữ Việt Nam, trưởng khoa Giới và Phát triển cho rằng xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp là rất cần thiết.

Theo tiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện phụ nữ Việt Nam, trưởng khoa Giới và Phát triển: Có một thực tế là đa số các bạn trẻ hiện nay vẫn giữ tâm lý ngại ngùng khi chọn cho mình một nghề yêu thích đi ngược lại với mặc định về giới tính của ngành đó. Chính tâm lý e ngại đó đã góp phần tạo nên bất bình đẳng giới tính trong lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ ngày nay, ảnh hưởng đến sự tiến bộ chung của xã hội.

Tiến sĩ Dương Kim Anh bày tỏ: Định kiến giới về nghề nghiệp không chỉ khiến việc đạt được bình đẳng giới về kinh tế giữa phụ nữ và nam giới trở nên khó khăn hơn, gây ra những hậu quả lớn đối với sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của người trẻ tuổi, mà còn ngăn cản những người trẻ tuổi hình dung ra mình ở một công việc có liên quan tính cách ngay cả khi công việc đó hoàn toàn phù hợp với sở thích cá nhân của họ.

Vì vậy, theo TS Dương Kim Anh, xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp là rất cần thiết, không chỉ giúp thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục mà còn góp phần đạt được bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong lao động việc làm, trong thu nhập/trong lãnh đạo quản lý, trong tham chính.

Tại tọa đàm, bà Nguyễn Việt Nga, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Nexia STT đã mang tới trải nghiệm của  bản thân mình khi hơn 20 năm trước, bà cũng từng từ chối cơ hội vào thẳng trường ĐH Bách Khoa do suy nghĩ phụ nữ học ngành kỹ thuật không tốt như nam giới và khi ra trường không có nhiều cơ hội như nam giới. Sau này, khi trở thành lãnh đạo của một công ty lớn, bà Nga đã cùng các cộng sự đã tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng, tạo điều kiện tối đa cho các nhân viên nữ phát triển cũng như cân bằng giữa công việc và gia đình. Trong nhiều cuộc hội thảo, dù chỉ là thiểu số giữa phần đông đồng nghiệp nam giới nhưng với sự hiểu biết của mình, bà Nga vẫn đã tạo được dấu ấn riêng. Bà Nga đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ là không có công việc nào là của nam giới hay nữ giới. Chỉ cần các bạn yêu thích và cố gắng thì ngành nghề đó là phù hợp với bạn.

Các diễn ra, khách mời và các bạn trẻ tham gia tọa đàm cùng chung mục tiêu hành động để giảm thiểu định kiến giớiCác diễn ra, khách mời và các bạn trẻ tham gia tọa đàm cùng chung mục tiêu hành động để giảm thiểu định kiến giới

Theo bà Lê Quỳnh Trang, Tổng biên tập báo Phụ nữ Thủ đô, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm trên hành trình giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ bình đẳng giới. Hiện nay, chúng ta vẫn còn thiếu nhân lực về giới và phát triển, nhất là những hạt nhân ở cơ sở để tham gia vào quá trình vận động, thúc đẩy bình đẳng giới. (Hiện nay, mới có học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo ngành Giới và phát triển). Bên cạnh đó, cũng cần đề cập tới vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, các chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ phụ nữ yên tâm công tác; sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương trong việc lồng ghép thực hiện bình đẳng giới trong các chương trình, hoạt động là vô cùng cần thiết. Cùng với đó, vai trò của truyền thông cũng rất quan trọng trong việc góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, góp phần thay đổi hành vi của xã hội, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ định kiến giới.

TS Vũ Phương Ly, chuyên gia chương trình UN Wonmen cho rằng, cùng với những giải pháp để giảm thiểu tiến tới xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp thì vai trò bệ đỡ của chính sách Nhà nước cũng hết sức quan trọng. Với phụ nữ để đạt được sự bình đẳng với nam giới thì chính sách phải tạo điều kiện để họ được hỗ trợ như về nhà ở, trường mẫu giáo để họ có thể gửi con cái để yên tâm công tác. Hiện chính sách của một số doanh nghiệp hạn chế phụ nữ nuôi con nhỏ không phải đi công tác tới 2-3 năm, nhưng điều này theo bà Ly, có thể làm hạn chế năng lực của phụ nữ bởi họ có thể thu xếp được công việc gia đình. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến việc làm và đời sống, phụ nữ bị hạn chế khả năng công tác do có thời gian sinh đẻ, nuôi con khiến cho thu nhập của họ bị giảm sút, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

TS Dương Kim Anh cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều bạn trẻ đã có định hướng nghề nghiệp chủ động, không còn bị lệ thuộc vào quyết định của gia đình hay định kiến xã hội về nghề nghiệp, mà đã chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp với sở trường và đam mê và chắc chắn khi bước vào đời tương lai sẽ vô cùng rộng mở. Học viện Phụ nữ là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước đào tạo cử nhân ngành Giới và phát triển cho đến thời điểm hiện nay. Đây là nơi cung cấp đầu ra nhân lực hạt nhân cho phát triển nhiều ngành kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, hoạt động cộng đồng, từ đó giúp mang lại sự phát triển bền vững cho xã hội. "Xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp là cần thiết, không chỉ giúp thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục, giúp thay đổi nhận thức, mà còn góp phần đạt được bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực như lao động, việc làm, trong thu nhập, trong lãnh đạo, quản lý, trong tham chính..." - TS Dương Kim Anh nhấn mạnh.   

HOÀNG LAN - MINH HIỀN

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.