Mong khép lại sự việc để học sinh có cơ hội sửa chữa

Chia sẻ

Sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin chính thức về clip một học sinh tát giáo viên được lan truyền trên mạng, dư luận cho rằng vụ việc nên được khép lại tại đây để học sinh có cơ hội sửa chữa.

Theo Sở GD-ĐT, sự việc đã xảy ra trong giờ toán tại lớp 8A, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) quận Ba Đình, do cô giáo P.T.T giảng dạy từ ngày 25/5/2020.

Theo đó, học sinh T.M.S mượn tai nghe của một bạn cùng lớp tên là Đ.N.N.K và sử dụng trong giờ học.  Mặc dù cô giáo đã nhắc nhở nhiều lần, tuy nhiên, học sinh T.M.S vẫn tiếp tục sử dụng. Do vậy, cô giáo đã thu tai nghe của học sinh và nói rằng cuối giờ sẽ trả lại. Lúc này, học sinh Đ.N.N.K đi từ cuối lớp lên văng tục với cô, tự ý lấy lại tai nghe trên bàn giáo viên rồi quay lại tát cô giáo.

Sau sự việc trên, Trung tâm GDNN-GDTX quận Ba Đình đã tổ chức Hội đồng kỷ luật. Biên bản kỷ luật có ghi ý kiến của gia đình học sinh K, cho biết học sinh K có biểu hiện trầm cảm, hay mất ngủ, hay bị kích động, hay sợ bị mất đồ… nên đã có hành động như trên. 

Hội đồng kỷ luật nhật thấy mặc dù hành động của học sinh K là bột phát do tâm lý không ổn định nhưng đã vi phạm kỷ luật, xúc phạm danh dự, thân thể giáo viên, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của Trung tâm nên đã  áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi học đối với học sinh Đ.N.N.K từ ngày 26/5/2020 đến hết năm học 2019-2020.

Đầu năm học 2020-2021, gia đình học sinh K đã có đơn xin cho học sinh học lại lớp 8. Nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh, Ban Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX quận Ba Đình đã chấp thuận, tiếp nhận học sinh Đ.N.N.K đi học trở lại.

Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng đây là một sự việc đáng tiếc, Sở sẽ chỉ đạo, quán triệt tới các trung tâm GDNN-GDTX và các đơn vị trường học Hà Nội, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, không để xảy ra các trường hợp tương tự.

Như vậy, sự việc đã xảy ra từ nhiều tháng trước, học sinh vi phạm cũng đã hoàn thành thời gian kỷ luật và tiếp tục đi học trở lại. Nhiều người cho rằng, không nên tiếp tục xoáy sâu vào sự việc theo kiểu câu like nhằm tạo điều kiện cho em học sinh bình tâm, sửa chữa khuyết điểm.

Nhiều người cho rằng hãy khép lại sự việc để em học sinh vi phạm bình tâm, tiếp tục đi họcNhiều người cho rằng hãy khép lại sự việc để em học sinh vi phạm bình tâm, tiếp tục đi học

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.