Nữ sinh lớp 8 bị đánh nhập viện

Chia sẻ

Ngày 9/10, một clip được đăng tải và lần truyền chóng mặt trên mạng xã hội với nội dung một nữ sinh bị bạn đánh đập giữa đường.

Theo đó, nạn nhân là học sinh trường THCS Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nữ sinh này bị một bạn nữ mặc áo màu xanh túm tóc, dùng tay, chân đạp, đánh liên tiếp vào đầu và người.

Thời điểm nạn nhân bị đánh, rất đông học sinh đứng xung quanh xem, một số người cổ vũ và không ai có động thái can ngăn. Thậm chí, nhóm bạn này còn quay lại Clip. 

Nạn nhân bị đánh phải nhập việnNạn nhân bị đánh phải nhập viện

Chị Đới Hiền (người thân nạn nhân) đã đăng tải bài viết kèm clip trên lên mạng xac hội. Chị cho biết, nữ sinh bị đánh học lớp 8, sau khi bị đánh đã phải nhập viện trong tình trạng chấn thương cột sống cổ.

Liên quan đến sự việc trên, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cho biết đã nắm bắt được sự việc. "Chúng tôi đã yêu cầu Ban giám hiệu trường THCS Trung Mầu báo cáo sự việc, về bài đăng và clip, tôi cũng đã xem và nắm được", lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện nói.

Ảnh cắt từ clipẢnh cắt từ clip

Trong khi đó, Hiệu trưởng trường THCS Trung Mầu nói sự việc xảy ra ngoài trường. Hiện cơ quan công an đang điều tra vụ việc.

AN

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.