Tăng cường công tác tư vấn tâm lý học đường

THU GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều học sinh đã gặp các vấn đề tâm lý, tuy nhiên công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh vẫn còn tồn tại hạn chế. Vì vậy cần bố trí cán bộ phụ trách tư vấn tâm lý học đường trong năm 2022 và những năm tiếp theo...

Tăng cường công tác tư vấn tâm lý học đường - ảnh 1
Hoạt động tư vấn học đường rất cần thiết đối với 
học sinh    Ảnh minh họa

Đây là chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại công văn gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông vào đầu năm học mới. Theo Bộ GD-ĐT, trong thời gian qua, ở các địa phương, công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông tại các trường cơ bản đã được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Đồng thời, công tác này cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện một số giải pháp để triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, phòng tư vấn tâm lý học đường được thành lập tại nhiều trường học; nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên trong các nhà trường về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ngày càng nâng cao… Những kết quả bước đầu này đã góp phần phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với học sinh đang hoặc có nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý học đường trong học tập và cuộc sống, có hướng giải quyết phù hợp, có giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác tư vấn tâm lý học đường tại nhiều cơ sở giáo dục vẫn còn lúng túng, chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo được yêu cầu; chưa có biên chế nhân sự chuyên trách phụ trách công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục; năng lực của một số cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm tư vấn học đường còn hạn chế…

Trong bối cảnh sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều học sinh phổ thông đã gặp các vấn đề về tâm lý như: Căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, trầm cảm, tự tử… Vì vậy trong năm 2022 và những năm tiếp theo, để đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban ngành, gia đình-nhà trường-xã hội về vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh. 

Đồng thời, chỉ đạo Sở Y tế và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở GD-ĐT trong triển khai phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp với những trường hợp học sinh có khó khăn về tâm lý. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị phải sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách tư vấn tâm lý học đường theo quy định; nghiên cứu cơ chế bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý diện hợp đồng lao động. Xem xét bố trí ngân sách, cơ sở vật chất cho dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý tại địa phương…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(PNTĐ) - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị thế của giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; hướng tới mục tiêu chung đó là nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.