Tăng học phí đại học: Lượng có đi đôi với chất?

Chia sẻ

Vài năm gần đây, cứ trước mỗi mùa tuyển sinh đại học, phụ huynh lại bất an trước tình trạng một số trường đại học cả tự chủ và chưa tự chủ công bố tăng học phí. Mức tăng nhiều ít khác nhau giữa các trường, các ngành, nhưng tác động trực tiếp tới đời sống của không ít gia đình có con chuẩn bị bước vào giảng đường đại học.

Tăng học phí đại học: Lượng có đi đôi với chất? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Vài năm gần đây, cứ trước mỗi mùa tuyển sinh đại học, phụ huynh lại bất an trước tình trạng một số trường đại học cả tự chủ và chưa tự chủ công bố tăng học phí. Mức tăng nhiều ít khác nhau giữa các trường, các ngành, nhưng tác động trực tiếp tới đời sống của không ít gia đình có con chuẩn bị bước vào giảng đường đại học. Năm nay cũng không phải ngoại lệ.

Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trường sớm công khai mức học phí áp dụng năm 2021, nhìn chung đều tăng so với năm học trước. Trong đó chương trình đào tạo chuẩn khoảng 22-28 triệu đồng/năm (năm trước từ 20-24 triệu đồng/năm), Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế khoảng 45-50 triệu đồng/năm (năm trước 42-45 triệu đồng). Các chương trình đào tạo quốc tế khoảng 55-65 triệu đồng/năm (năm trước từ 50-60 triệu đồng)... Từ nay đến năm 2025, trường còn tiếp tục tăng học phí với mức trung bình khoảng 8%/năm học.

Lý giải cho việc tăng học phí, nhiều trường đại học cho biết, chi phí đào tạo của trường đến từ nhiều nguồn như ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng, nhà hảo tâm, cựu sinh viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, học phí... Như vậy, học phí mà sinh viên đang nộp hiện chỉ chiếm một phần trong chi phí đào tạo. Trong khi đó, mức học phí đại học của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở mức thấp, dẫn tới kinh phí để các trường đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất còn hạn hẹp. Một số trường công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, không còn được Nhà nước hỗ trợ ngân sách, cấp chi thường xuyên nên cũng phải tăng học phí để bù đắp khoản thu thiếu hụt đó.

Từ góc độ của nhà trường, sẽ có nhiều lý giải cho việc tăng học phí. Nhưng rõ ràng, dù là lý do gì và tăng bao nhiêu thì việc tăng học phí, dù chỉ thêm 1-2 triệu đồng/năm cũng sẽ khiến người dân thêm gánh nặng lo toan, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang tác động nghiêm trọng tới đời sống của không ít gia đình.

Vậy, làm thế nào để tăng học phí không cản bước chân hiếu học của con em các gia đình có thu nhập thấp, con em vùng nông thôn, vùng sâu, xa? Câu trả lời chính là cần có những chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua chương trình vay tín dụng đối với sinh viên. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng cần thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng bằng việc dành một nguồn kinh phí nhất định để miễn, giảm học phí, cấp học bổng, tạo quỹ cho vay không lãi suất trợ giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại trường.

Khi học phí tăng, các nhà trường cần giải trình được cơ sở để đưa ra mức học phí đó, chi phí đào tạo của trường và việc trường sẽ sử dụng hiệu quả nguồn thu từ học phí thế nào? Người học cũng có quyền đặt ra câu hỏi, liệu tăng học phí có đi kèm với tăng chất lượng đào tạo? Lãnh đạo nhiều trường cho biết, khi tăng học phí, các trường sẽ có thêm điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, tăng lương cho giảng viên giỏi, đầu tư cơ sở vật chất… Ngoài những yếu tố có thể “đong đếm” như tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ học tập, việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường còn phải thể hiện qua cam kết về tỷ lệ sinh viên ra trường được thị trường lao động chấp nhận.

Bên cạnh đó, đã đến lúc nên điều chỉnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các nhà trường, các ngành học. Thay cho việc hỗ trợ đại trà, đồng đều như hiện nay, Nhà nước nên tập trung đầu tư, dành ưu tiên cho các ngành mà xã hội cần nhưng chưa thu hút được người học như: Ngành văn hóa truyền thống, ngành “khó tuyển” như triết học, lịch sử… Người theo học những ngành này có thể chỉ đóng mức học phí thấp, hoặc miễn giảm học phí, ra trường được giới thiệu việc làm. Phần chi phí đào tạo còn lại sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Với những ngành có chi phí đào tạo lớn, thời gian đào tạo dài, ngành ra trường dễ tìm được việc làm với thu nhập tốt, sinh viên có thể phải đóng học phí cao hơn và nhận hỗ trợ từ Nhà nước ít hơn. Như vậy, Nhà nước có thể điều tiết ngân sách sang đầu tư, hỗ trợ các ngành mà nhà nước cần phát triển, khuyến khích. Đó cũng là cách để tạo ra sự công bằng giữa các trường, ngành học, đồng thời cũng động viên người học theo học những ngành “khó tuyển”. Tuy nhiên, có một nguyên tắc là học phí dù tăng đến mức nào cũng không được phép vượt quá thu nhập trung bình của người dân.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…