Trường nghề và doanh nghiệp tìm tiếng nói chung

Chia sẻ

Theo TS Phạm Quốc Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khi nền kinh tế đang bước vào giai đoạn “bình thường mới”, giáo dục nghề nghiệp cần tham gia cung ứng nguồn nhân lực nhằm khắc phục bài toán đứt gãy lao động sau hơn 2 năm dịch Covid-19 xuất hiện.

Để làm được điều đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp trong phối hợp đào tạo, tạo môi trường để sinh viên thực tập, nâng cao tay nghề.

Nhiều lợi ích từ phối hợp đào tạo

Theo dự báo của trung tâm dự báo nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, nhu cầu về lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp là 87,14%, trong đó lao động có trình độ đại học là 20%, còn lại là cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Nhu cầu lao động không qua đào tạo chỉ chiếm 10%. Điều này cho thấy, vai trò của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nhân lực để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19 là rất quan trọng.

TS. Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng trường cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cho biết: Hiện nay, 90% sinh viên từ năm thứ 3 của trường đã được các doanh nghiệp tuyển dụng, cho thấy nhu cầu lao động qua đào tạo là rất lớn. Tuy nhiên, để doanh nghiệp chấp nhận sinh viên thì việc đào tạo của trường cũng phải phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Bà Đinh Bích Diệp, Hiệu trưởng trường cao đẳng Du lịch Vũng Tàu chia sẻ, nhiều năm qua, trường đã phối hợp với doanh nghiệp Hồ Tràm Resort đào tạo sinh viên. Theo đó, mỗi năm, trường có 45 sinh viên được đưa tới doanh nghiệp này vừa học thực hành, vừa kết hợp thực tập.

Sinh viên được làm việc trong môi trường 5 sao, cuối tuần làm part-time được doanh nghiệp trả lương 600.000 đồng/tháng với sinh viên năm đầu và 900.000 đồng/tháng với sinh viên năm thứ hai. Bên cạnh đó, sinh viên còn dược doanh nghiệp hỗ trợ xe đưa đón, được tặng bữa ăn trong ngày làm việc. Cuối khóa, doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng chính các sinh viên thực tập nên các em không phải lo tìm việc. Đến nay, trường và doanh nghiệp đã thực hiện được 3 khóa đào tạo như vậy. Bên cạnh đó, mỗi năm trường còn đưa 150 sinh viên thực tập cuối khóa với thời lượng 1.000 giờ luân chuyển giữa các bộ phận buồng, bếp, lễ tân…

Từ thực tế này, bà Diệp khẳng định, lợi ích thấy rõ khi nhà trường và doanh nghiệp cùng phối hợp trong đào tạo. Tuy nhiên, bà Diệp cũng thấy rằng, nhiều chuyên gia của doanh nghiệp rất giỏi nghề, nhưng còn hạn chế trong kỹ năng sư phạm nên nhà trường thường phải cử giáo viên tới doanh nghiệp để hỗ trợ giảng dạy. Theo bà Diệp, muốn sự hợp tác tốt hơn cần bổ sung thêm năng lực sư phạm cho chuyên gia và doanh nghiệp.

Trường cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội ký kết hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu	Ảnh: CĐCNTrường cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội ký kết hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu . Ảnh: CĐCN

Doanh nghiệp: Muốn trường đào tạo sinh viên “đa việc”

TS. Trịnh Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường cao đẳng Du lịch Thương mại Hà Nội thừa nhận, trên thực tế, có một số doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện cho sinh viên, không muốn chi trả phụ cấp cho sinh viên khi thực hành tại doanh nghiệp. Việc phân công cán bộ doanh nghiệp hỗ trợ khi sinh viên tới thực tập ở một số ngành, nhất là ngành tiếng Anh chưa nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp. Hơn 1 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn phải dừng hoạt động dẫn tới việc thực tập, thực hành của sinh viên trường cao đẳng Du lịch Thương mại Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn.

“Hiện nay, dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhân lực trong ngành du lịch-khách sạn phải chuyển nghề, thậm chí là bỏ nghề. Tới đây, sau giai đoạn Covid-19, ngành du lịch - khách sạn phục hồi thì nhân lực trong ngành này dự báo sẽ rất thiếu”. Vì vậy, theo bà Hà, các trường nghề và doanh nghiệp cần nỗ lực kết nối lại, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực giai đoạn hậu Covid-19.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Hầu Thăng Bình, đại diện Parkroyal Saigon Hotel, đơn vị đang có sự hợp tác trong đào tạo với trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn chia sẻ: Hơn 2 năm qua, khi dịch Covid-19 xuất hiện, ngành du lịch nhìn chung đã bị ảnh hưởng khá nặng nề và khó nói đến lúc nào mới có thể phục hồi được.

Điển hình là tới nay, mặc dù nhiều chuyến bay quốc tế đã được khôi phục nhưng tỷ lệ mở cửa phòng trở lại của nhiều khách sạn vẫn chỉ đạt dưới 10%, trong khi với ngành du lịch, nếu tỷ lệ mở phòng dưới 30% là đã không đủ chi phí để tồn tại. Điều này liên quan khá mật thiết với việc hợp tác của doanh nghiệp du lịch, lữ hành với các trường nghề. Khi các khách sạn duy trì xu hướng đào thải hơn là tuyển dụng, thì cũng không có nhu cầu tiếp nhận sinh viên đến thực hành.

Do đó, ông Bình hy vọng tới đây, sự kết nối giữa doanh nghiệp và trường nghề sẽ khả quan hơn, nhất là sau Covid-19. Tuy nhiên, theo ông Bình, các doanh nghiệp cũng rất mong muốn các nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên theo hướng đa kỹ năng, có thể làm được nhiều việc.

Đại diện công ty LS Electric Việt Nam, một doanh nghiệp của Hàn Quốc cho biết, công ty cũng đã tiếp nhận nhiều sinh viên năm cuối đến thực tập, tuy nhiên nhiều em vẫn còn bỡ ngỡ, thậm chí thụ động. Vì vậy, các trường có thể nghiên cứu, đưa sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp ngay từ năm đầu, thay vì đợi tới lúc gần ra trường.

Ngược lại, phía doanh nghiệp cũng có thể có các chính sách chăm sóc sinh viên từ lúc còn đi học, với sinh viên xuất sắc có thể trao học bổng nếu sinh viên đó có mong muốn làm việc tại doanh nghiệp từ 5-10 năm.

Phía công ty cũng mong muốn sinh viên được các trường đào tạo chuyên sâu, nhưng cũng cần đa nghề, làm được nhiều công việc một lúc. Các nhà trường cũng nên căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp để hoạch định năng lực đào tạo, tránh đào tạo “cái trường có”, chứ không phải “cái doanh nghiệp cần”.

Vẫn theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - TS Phạm Quốc Bình, việc tìm được tiếng nói chung giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là rất cần thiết, góp phần giúp người lao động vượt qua tác động kép của đại dịch Covid-19, cũng như chuẩn bị các điều kiện để hậu Covid sẽ tiếp cận được ngay với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

(PNTĐ) - Thời điểm này, nhiều trường đại học đã bắt đầu triển khai thực hiện xét tuyển sớm đại học. Theo đó, nhiều học sinh dù chưa tốt nghiệp THPT nhưng đã có đủ điều kiện trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ... Tuy nhiên, nếu không cẩn thận những học sinh này cũng có thể rơi vào cảnh đỗ thành trượt.
Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

(PNTĐ) - Trong 3 ngày (20, 21, 22/3/2024), tại tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024. Kết quả tại cuộc thi này, học sinh thành phố Hà Nội đã xuất sắc giành 2 giải Nhất, 1 giải Ba.