Tưởng niệm 905 ngày Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan viên tịch

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 22/8 (tức 25/7 âm lịch), Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban quản lý di tích đền Nguyên Phi Ỷ Lan xã Dương Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cùng toàn thể nhân dân trong vùng long trọng tổ chức lễ tưởng niệm, dâng hương Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng Thái Hậu nhân ngày Người viên tịch.

Tới dự lễ tưởng niệm có bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; bà Lê Thị Thiên Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; cùng đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, các ban ngành, đoàn thể huyện Gia Lâm và xã Dương Xá.

Tưởng niệm 905 ngày Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan viên tịch - ảnh 1
Các đại biểu tham dự chương trình

Phát biểu tại lễ tưởng niệm, đồng chí Tô Hữu Vịnh - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Dương Xá cho biết: Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan nhập cõi niết bàn ở tuổi 73 vào ngày 25/7 âm lịch năm Đinh Dậu (1117). 905 năm qua, hàng năm, cứ đến ngày này nhân dân xã Dương Xá cùng nhân dân cả vùng hương khói tưởng niệm để biết ơn và noi gương công lao xây dựng quê hương xứng tầm với tài đức của Người.

Nguyên Phi Ỷ Lan là một trong những danh nhân có tài trị nước xuất chúng của dân tộc ở thế kỷ XI và XII với 2 lần nhiếp chính: Thay chồng là vua Lý Thánh Tông đi dẹp giặc Phương Nam (ở tuổi 26 với cương vị là Nguyên Phi Ỷ Lan); thay con là vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi, (với cương vị là Hoàng Thái Hậu ở tuổi 29). Với tài trị nước xuất chúng của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống, đưa nước Đại Việt bước nhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến. 

Tưởng niệm 905 ngày Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan viên tịch - ảnh 2
Các đại biểu dâng hương tưởng niệm trước tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan

Đặc biệt, Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan cũng chính là người giúp dân chăm lo sản xuất, trồng dâu nuôi tằm, xe tơ dệt lụa, đắp đê phòng lụt, cấm giết trâu bò cày kéo, mở kho cứu đói, đổi mệnh cho cung nữ cao niên và người ở đợ về xây dựng gia đình, còn chu cấp tiền bạc sống đến chọn đời. Bà còn đàm đạo với các bậc túc tăng, kỳ lão ở chùa Trấn quốc, phát triển Đạo Phật ở Việt Nam và làm nhiều điêu hướng thiện. Về phép trị nước, Ỷ Lan đã tâu với vua: “Quyền uy có thể sinh ra tật xấu, muốn yên xã tắc phải trị sâu mọt thay bằng người hiền tài, ai được nhân tâm thì hưng thịnh, ai mất nhân tâm thì thất bại”, “Không nên xây nhiều chiến lũy, bởi chính lòng dân là chiến lũy kiên cố nhất”, “Quyền hành có thể giết chết con người chữ không giết được lòng người”. Những chân lý ấy đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. 

Tưởng niệm 905 ngày Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan viên tịch - ảnh 3
Các đại biểu tham quan, dâng hương tại các di tích đền, chùa trong khu vực di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Với đạo lý “Uống nước nhớ ngồn”, trong những năm qua xã Dương Xá luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tại di tích lịch sử - văn hóa Đền Nguyên Phi Ỷ Lan. Nhiều bảo vật tại cụm di tích được bảo vệ giữ gìn, tượng đôi sư tử đá thời Lý và khám thờ gỗ sơn son thếp vàng thời Mạc đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Hiện nay UBND huyện Gia Lâm đang lập hồ sơ dự án Tu bổ, tôn tạo Đền chính. Các công trình trên được xây dựng khang trang, bề thế, hoành tráng xứng tầm với những công lao đức độ của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu.

Tin cùng chuyên mục

Những giọt nước mắt đậm ân tình

Những giọt nước mắt đậm ân tình

(PNTĐ) - Chiều ngày 13/4,  Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức nghiệm thu công trình Mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường Mai Dịch. Xen lẫn những tiếng cười vui vì diện mạo mới của căn nhà là những giọt nước mắt xúc động, chan chứa tình cảm của lãnh đạo, người dân và các hội viên phụ nữ.