Hội LHPN quận Tây Hồ: Nhiều giải pháp sáng tạo hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững

Chia sẻ

Thời gian qua, Hội LHPN quận Tây Hồ đã chủ động triển khai các phong trào hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế… tạo nhiều cơ hội cho chị em phụ nữ vươn lên, phát triển kinh tế bền vững, làm giàu chính đáng, phù hợp với tình hình mới, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Theo đó, các cấp Hội đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và xây dựng nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong kinh doanh, chia sẻ các mô hình hay, gương phụ nữ khởi nghiệp trên các tạp chí, tập san của Báo Phụ nữ Thủ đô, lập nhóm zalo tại các phường đề chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trong mùa dịch Covid 19…

Mô hình trồng đào cảnh của hội viên phụ nữ quận Tây Hồ.

Mô hình trồng đào cảnh của hội viên phụ nữ quận Tây Hồ. (Ảnh: HPN)

Để tạo cầu nối, sự liên kết giữa các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố, quận, Hội LHPN quận Tây Hồ đã chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp Hà Nội, UBND quận, các phòng, ban chuyên môn... tuyên truyền, tổ chức Hội chợ OCOP, gian trưng bày giới thiệu sản phẩm xôi Phú Thượng, chè sen Quảng An, bánh tôm Hồ Tây, trưng bày quất cảnh... thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ và nhân dân đến xem, mua sắm. 

Không chỉ vậy, Hội LHPN quận còn trực tiếp hỗ trợ giới thiệu việc làm cho 4.165 lao động tại địa phương; Phối hợp với Trung tâm dạy nghề quận mở 1 lớp đào tạo nghề, tin học văn phòng miễn phí cho 37 học viên, giới thiệu 3 học viên học nghề cắt tóc, trang điểm tại Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ; Hỗ trợ 77 phụ nữ khởi sự kinh doanh với nhiều hình thức như tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn.

Hội cũng thành lập 4 tổ liên kết kinh doanh giúp nhau phát triển kinh tế tại 4 phường (Xuân La, Phú Thượng, Bưởi, Tứ Liên) như: tổ liên kết kinh doanh bán hàng ăn sáng, tổ liên kết kinh doanh xôi truyền thống, tổ liên kết kinh doanh dịch vụ giải khát, tổ liên kết sản xuất – kinh doanh quất cảnh nghệ thuật… nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới hội viên trên địa bàn quận. Hội phối hợp với Chuỗi thực phẩm sạch Orangic Green ra mắt 11 điểm cung ứng thực phẩm sạch, qua đó giúp 11 phụ nữ khởi sự kinh doanh, bán hàng tăng thu nhập, ổn định kinh tế gia đình.

Giúp hội viên phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, Hội LHPN quận đã khảo sát, lập danh sách và phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức 02 khóa học miễn phí cho 271 học viên là phụ nữ kinh doanh dịch vụ đường phố, phụ nữ khởi sự kinh doanh tại 8/8 phường với nội dung “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng giao tiếp, bán hàng hiệu quả", nhằm trang bị và nâng cao kiến thức cho hộ kinh doanh, giúp hộ kinh doanh nâng cao năng lực, giao tiếp và bán hàng, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Đối với các hội viên hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, hoàn cảnh khó khăn, hàng năm Hội LHPN các cấp đều tiến hành rà soát và có kế hoạch giúp đỡ bằng việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ. 

Một buổi tập huấn kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp đối với hội viên phụ nữ quận Tây Hồ.Hoạt động tư vấn, cho vay vốn đối với hội viên phụ nữ quận Tây Hồ. (Ảnh: HPN)

Hàng năm, toàn quận giúp 40 hộ cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn do phụ nữ làm chủ, trong đó giao chỉ tiêu cho mỗi cơ sở Hội giúp 5 hộ thoát nghèo, cận nghèo, phát triển kinh tế bền vững bằng nhiều hình thức như nhận uỷ thác vay vốn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề. Trong nhiệm kỳ 2016-2021, đã giúp đỡ 205 hộ (trong đó 23 hộ thoát nghèo, 35 hộ thoát cận nghèo , 147 hộ HCKK phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống) bằng nhiều hình thức. Toàn quận đã hỗ trợ xây sửa 19 mái ấm tình thương, trao tặng sổ 52 sổ tiết kiệm, 34 xuất trợ cấp thường xuyên, 160 xuất trợ cấp đột xuất, 40 thẻ BHYT tự nguyện, 59 xe đạp, 6 xe lăn, 02 ti vi, 02 quạt điện, 01 xe đẩy hàng, 01 tủ bát và nhiều đồ dùng học tập cho con hộ nghèo, HCKK …với tổng số tiền 1,426 tỷ đồng.

Các cấp Hội cũng tiếp tục duy trì có hiệu quả hoạt động nhận ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội cho hội viên nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Đến nay, toàn quận duy trì 75 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ tại Ngân hàng chính sálà 181,682 tỷ đồng với 2.985 hộ vay, tăng trưởng so với đầu nhiệm kỳ 129,782 tỷ đồng, tăng 1.154 hộ vay. Duy trì mô hình tiết kiệm tại chi hội hàng năm thu hút 85% hội viên tham gia, số tiền huy động được hơn 1,2 tỷ đồng/năm đã hỗ trợ 156 lượt hội viên vay vốn không lấy lãi, từ đó, giúp chị em có vốn để khởi sự kinh doanh. 

Tiêu biểu trong công tác vay vốn như phường Nhật Tân, dư nợ 38 tỷ đồng, phường Phú Thượng dư nợ 28 tỷ, phường Tứ Liên dư nợ 26 tỷ. Nhiều hội viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, đầu tư hiệu quả, như: chị Lê Thu Huyền chi hội 2, chị Nguyễn Thu Hằng chi hội 7, chị Đào Thị Bình chi hội 7 phường Nhật Tân mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm đất phát triển nghề trồng đào, mỗi năm thu nhập từ 400 triệu đồng trở lên; chị Nguyễn Thị Bình – chi hội 5, chị Mai Thị Thủy – chi hội 8, chị Nguyễn Thủy Tiên – chi hội 3 phường Phú Thượng vay vốn đầu tư trồng đào, bán hàng, kinh doanh xôi truyền thống; chị Trần Thị Phương Thư – Phường Tứ Liên, chị Ngô Thị Ngà – phường Tứ Liên vay vốn đầu tư trồng quất cảnh nghệ thuật hiệu quả cao; đặc biệt Hội còn giúp đỡ 01 gia đình có người nghiện sau cai vay vốn để trồng đào, sản xuất xôi hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Câu lạc bộ Doanh nhân nữ tổ chức các hoạt động hiệu quả, tổ chức tập huấn, tổng kết, tham quan mô hình sản xuất kinh doanh tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả. Tổ chức tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động CLB doanh nhân nữ, biểu dương nữ doanh nhân tiêu biểu, tham gia gian hàng giới thiệu sản phẩm do CLB Doanh nhân nữ Thành phố Hà Nội tổ chức. Với mục tiêu kết nối, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiệu quả, CLB thường xuyên kiện toàn, phát triển hội viên mới, đến nay CLB có 51 hội viên; tiêu biểu có phường Xuân La, Bưởi...

Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được các cấp Hội tích cực triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức. Hội tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, tổ tiết kiểm vay vốn, mô hình tiết kiệm tại chi hội, tổ liên kết sản xuất kinh doanh đã hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh. Các phong trào thi đua đã trở thành động lực thúc đẩy, động viên, khích lệ cán bộ, hội viên, phụ nữ hăng hái lao động, phát triển kinh tế, giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

HỘI LHPN TÂY HỒ

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.