Bí quyết dạy con trai yêu bếp

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chị Vũ Thị Thúy Hằng hiện đang sống tại Thụy Điển có 3 con, trong đó con trai lớn năm nay lên 9 tuổi. Bé hiện đã có thể làm hầu hết các công việc nhà. Ngoài ra bé còn đi chợ, tắm cho các em, cho em ăn và vào bếp trổ tài nấu nướng những bữa cơm hàng ngày cho gia đình 5 người.

Bí quyết dạy con trai yêu bếp - ảnh 1
Con trai cả của chị Hằng đang làm món salad với dưa chuột thái hạt lựu, ngô hạt và cà rốt bào sợi
Ảnh: NVCC

Chị Thúy Hằng cho biết chị không bỏ quá nhiều thời gian để dạy con cách vào bếp nấu ăn. Chị chỉ chủ động “rủ” con cùng vào bếp để quan sát mẹ làm các món ăn, cách sắp xếp căn bếp gọn gàng, dọn rửa sau bữa ăn. Trong một lần đi học về, chị rất cảm động khi nghe con trai lớn chia sẻ: “Cả lớp chỉ mình con biết nấu ăn, biết dọn dẹp nhà cửa, biết giúp đỡ mẹ và con rất tự tin điều đó mẹ ạ. Con cảm ơn mẹ nhiều lắm". 

Chị cho biết, thường mỗi tối mấy mẹ con sẽ bàn xem sáng mai mình ăn gì? Sau đó con trai lớn kiểm tra nguyên liệu xem có đủ để nấu món đó không? Việc lên kế hoạch sẽ giúp con có sự chuẩn bị trước. Con sẽ hình dung ra công việc phải làm để có thể hoàn thành được món ăn đó. Khi có kế hoạch cụ thể thì thao tác hoạt động cũng linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Sáng hôm sau, con sẽ dậy lúc 6h. Vệ sinh cá nhân xong thì con vào bếp và nấu bữa sáng cho cả gia đình. Có những món con tự tìm hiểu cách làm trên mạng. Có món thì học theo mẹ. Thỉnh thoảng quên thì mẹ nhắc, còn lại mọi thao tác thực hiện con đều tự làm hết. 

Khi con vào bếp, chị Hằng không ngại việc con có thể bị đứt tay, bị bỏng. Vì theo chị, cách an toàn nhất, tránh rủi ro tốt nhất không phải là không tiếp xúc với những đồ nguy hiểm. Chúng ta chỉ thực sự an toàn khi làm quen với chúng, hiểu và tự biết cách bảo vệ bản thân. Chị cũng thường dạy con cách xử lý tình huống phát sinh. Chẳng hạn, khi bị bỏng thì phải làm gì? Khi thiếu nguyên liệu để làm món ăn thì có thể thay thế bằng nguyên liệu khác không?... Mỗi tình huống xảy ra sẽ cho con thêm những kinh nghiệm để ứng phó tốt hơn và tự tin hơn khi vào bếp.

Qua việc khuyến khích con vào bếp, chị thấy con biết yêu thương bố mẹ và các em hơn. Con ghi nhớ hết sở thích và thói quen ăn uống của mọi thành viên trong gia đình. Con cũng rất chăm chút cho từng món ăn, bày biện đẹp mắt. Mỗi bữa ăn của con làm đều là tình yêu thương con dành cho gia đình.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.