Bố có quyền sử dụng tài sản riêng của con không?

Chia sẻ

Bố có quyền sử dụng tài sản riêng của con không? - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)
Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Cách đây hai năm, vợ tôi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng không qua khỏi. Trước khi mất, cô ấy có một số tiền tiết kiệm 600 triệu đồng (là tài sản riêng nhà ngoại cho trước khi kết hôn) để lại cho con trai. Cô ấy đã ủy quyền để tôi đi rút số tiền tiết kiệm đó rồi lập sổ tiết kiệm mới mang tên con trai. Cô ấy muốn tôi tạm thời quản lý số tiền đó, đến khi con trưởng thành thì trao lại cho nó.

Hiện nay, do công việc khó khăn nên tôi muốn dùng số tiền tiết kiệm của con để đầu tư làm ăn. Tôi nghĩ mình là bố thì có quyền quyết định tài sản của con cái. Tuy nhiên, có người bảo tôi không có quyền dùng tài sản riêng của con, bởi pháp luật không cho phép. Điều đó có đúng không, mong Quý Báo tư vấn giúp tôi!
                                                                   Nguyễn Đăng Cầu (Hà Đông, Hà Nội)

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định con có quyền tài sản riêng. Theo Điều 75, tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.

Việc quản lý tài sản riêng của con được Luật này quy định tại Điều 76. Theo đó, con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên, hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự; Người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, luật quy định trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Chiếu theo quy định trên, vì con bạn dưới 15 tuổi, bạn là người đại diện pháp luật của con nên có quyền quyết định tài sản đó. Vì vậy, bạn có thể rút tiền tiết kiệm để đầu tư làm ăn nhưng phải chứng minh là vì lợi ích của con.

Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.