Bổ sung dinh dưỡng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19

Chia sẻ

Hiện nay chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đang được triển khai trên toàn quốc. Phản ứng sau tiêm vắc-xin là sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi. Vì vậy, sau khi tiêm cần bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hồi phục và nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. Theo chỉ dẫn của CDC Hoa kỳ và Bộ Y tế Việt Nam cùng các chuyên gia dinh dưỡng, sau khi tiêm vắc-xin cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng.

Theo BSCK1 Đào Thị Hảo (khoa Dinh dưỡng, bệnh viện TWQĐ 108, sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, chúng ta cần ăn đủ nhu cầu, phối hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi theo khẩu vị. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Năng lượng ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần ăn, chất béo 20-25%, chất đạm 15-20%.

Các loại thực phẩm sử dụng bổ sung dinh dưỡng sau khi tiêm gồm: Cá (có đặc tính chống viêm, giàu chết béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch); Gà (giàu protein); Trứng (chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đặc biệt, trứng thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường vừa được tiêm vắc-xin Covid-19).

Cùng với đó, nên bổ sung các loại vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen… Lượng rau xanh cần có trong khẩu phần ăn mỗi ngày từ 100-200g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày.

Các loại khoáng chất cần có như sắt, kẽm. Chúng ta có thể dùng các thực phẩm có nhiều hàm lượng sắt như mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục, cua đồng… Các thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, ngao, hàu, trứng…

Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để bổ sung trong nguồn dinh dưỡng cho những người sau khi tiêm vắc-xin như: Nghệ (thực phẩm chống căng thẳng); Tỏi (tăng cường miễn dịch); Gừng (giúp kiểm soát các bệnh liên tục như tăng huyết áp, bệnh mạch vành và nhiễm trùng phổi)...

Bên cạnh việc bổ dung dinh dưỡng phù hợp theo bác sĩ ĐàoThị Hảo thì CDC Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc-xin vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Người sau khi tiêm vắc-xin nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày, hoặc lâu hơn. Bởi rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc- xin.

 Nguyễn Huyền

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.