Buồn vì bạn trai về quê ăn Tết

TÂM GIAO
Chia sẻ

(PNTĐ) -Em chào Tâm Giao! Người yêu em ở Nghệ An, đang làm việc ở Hà Nội. Tết Nguyên đán sắp đến, anh ấy đã mua vé để về nhà từ 26 Tết và đến ngày 6 mới lên Hà Nội.

Em thì muốn anh giáp Tết hãy về rồi thu xếp lên sớm vì em cũng có nhu cầu đi chơi với anh, rủ anh đến chơi nhà họ hàng trong dịp Tết. Song, dường như anh ấy không nhớ em nên vẫn quyết về Tết dài ngày. Em thì cứ nghĩ đến Tết chỉ có một mình mà buồn từ bây giờ. Em phải làm gì để bạn trai em suy nghĩ lại? Đây là cái Tết thứ 3 em bị người yêu “bỏ rơi” rồi…

Lê Thị Thúy Loan (Long Biên, Hà Nội)

Chào em gái, đúng là trong những dịp đặc biệt như Tết, khi mọi người có thể tạm gác lại lo toan, công việc, học hành… để đón năm mới thì những cặp đôi đang yêu  cũng có thêm điều kiện chăm chút cho tình yêu, được ở bên nhau nhiều hơn, đưa nhau đi chơi đây đó. Tuy nhiên, khi đã yêu một chàng trai quê xa, Tâm Giao nghĩ em cũng đã hình dung sẽ có thời điểm anh ấy phải về thăm nhà, không chỉ trong dịp Tết mà còn vào dịp hè hay khi gia đình có việc cần sự hiện diện của con cháu. 

Ngày Tết là thời điểm con cháu sum vầy bên gia đình, bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Vì vậy, việc bạn trai của bạn về quê đón Tết cũng là đương nhiên. Bạn trai của bạn không chỉ có bạn là người yêu, mà còn có gia đình, người thân thích của anh ấy. Có thể em đang sống cùng gia đình nên em chưa hiểu được cảm giác của người đi học, đi làm xa nhà, đôi khi chỉ mong có dịp được về bên người thân của mình.

Em cũng có nhu cầu được đi chơi với người yêu trong dịp Tết, rồi em cũng muốn đưa anh ý đi giới thiệu với họ hàng. Điều này chứng tỏ em coi trọng mối quan hệ này và muốn anh ấy sớm được là thành viên của đại gia đình em. Nhưng thiết nghĩ, thời gian hai em được ở gần nhau trong năm vẫn nhiều hơn số ngày anh ấy xa em để về quê. Còn việc thăm họ hàng, em có thể đợi sau khi anh ý lên thành phố thì cùng anh ấy đi chúc Tết. Tâm Giao nghĩ, các cô bác của em biết anh ý quê xa đều sẽ thông cảm chứ không ai bắt buộc các em phải đến nhà vào 3 ngày Tết mới là đúng lễ nghĩa.

Về phần em, Tâm Giao nghĩ, trong mấy ngày Tết, em cũng nên tập trung lo cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, vào bếp, giúp bố mẹ chuẩn bị Tết. Sau đó, em có thể đọc truyện, nghe nhạc, xem phim hay làm điều gì đó mình thích mà trong năm bận rộn chưa làm được. Bằng cách này em sẽ bớt lệ thuộc vào người yêu, không còn cảm thấy quá cô đơn, buồn chán nữa. 

Với người yêu của em, thay vì giận dỗi, ngăn cản anh ấy về với gia đình, em nên làm ngược lại. Đó là vui vẻ giúp anh ấy sắm sửa, mua quà Tết mang về quê, gửi lời chúc Tết tới mọi thành viên trong gia đình anh ấy, dặn dò anh ấy đi mạnh giỏi. Làm được như vậy, người yêu em sẽ cảm động, đánh giá em là một cô gái biết suy nghĩ chín chắn, người lớn chứ không trẻ con nữa.

Chúc hai em đều đón một cái Tết vui và đừng suy nghĩ người yêu về quê ăn Tết là đang “bỏ rơi” mình nữa nhé. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.