Cả đời đau đáu với vấn nạn dioxin

Chia sẻ

PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà đã vinh dự được nhận giải Kovalevskaia năm 2015. Để có được thành công này, PGS.TS Hà đã phải hi sinh và nỗ lực gấp 5-10 lần người khác.

Nằm trên giường bệnh vẫn… nghiên cứu khoa học
 PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà được biết đến như một nữ khoa học cả đời “đau đáu” với vấn nạn ô nhiễm môi trường. May mắn được học tập và nghiên cứu tại nước ngoài hơn 10 năm và được giúp việc cho nhiều giáo sư nghiên cứu hàng đầu thế giới về di truyền học, khi về nước, bà mang kiến thức và kinh nghiệm đó để xây dựng các công trình khoa học có giá trị lớn cho đất nước. Trong đó, có 4 công trình có tác dụng làm sạch môi trường ô nhiễm dầu, dioxin, mang tính ứng dụng cao do thân thiện môi trường và chi phí thấp.
 
Cả đời đau đáu với vấn nạn dioxin - ảnh 1
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao giải Kovalevskaia
cho PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà
PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà sinh năm 1952. Bà đạt học vị Tiến sĩ năm 1991 và được phong học hàm Phó Giáo sư vào năm 2005. Cống hiến hết mình cho khoa học, PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà đã được nhận giải Nhất Giải thưởng VIFOTEC 2001; Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường (2001); Bằng khen của Thủ tướng chính phủ do đạt giải thưởng cao Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (2005); Huy chương Vàng và Bạc “Các nhà sáng chế phụ nữ quốc tế” tổ chức tại Hàn Quốc (2012) và nhiều Huy chương quốc tế khác...
 
 
Đó là công trình công nghệ làm sạch dầu ô nhiễm ở các môi trường sinh thái khác nhau bằng công nghệ phân hủy sinh học (bioremediation). Công trình được tạo ra từ năm 1998 đến nay vẫn hoạt động tốt tại 5 kho dầu lớn nhất của khu vực miền Bắc thuộc Công ty Xăng dầu B12. Đó là công nghệ xử lý loại màu thuốc nhuộm hoạt tính bằng tổ hợp của các enzyme laccase. Hay như công trình chuyển hóa phụ phế liệu nông nghiệp và chăn nuôi thành compost (một loại phân hữu cơ) có chất lượng đáp ứng cho tạo sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
 
 Nhưng công trình mà vị nữ PGS tâm huyết nhất là chuỗi dự án xử lý khử độc đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại các điểm nóng Đà Nẵng và Biên Hòa bằng công nghệ phân hủy sinh học. Công trình được thực hiện trong 10 năm (từ 1999-2009) với khối lượng 3.384m3, hiệu suất xử lý đạt 99,86%. Thông qua sự kết hợp giữa chôn lấp và xử lý bởi nuôi quần xã vi sinh vật bản địa bằng những phụ phế liệu nông nghiệp dễ kiếm, cho chúng sinh trưởng và hoạt động phân hủy, chuyển hóa và khoáng hóa chất độc ở các điều kiện thích hợp thành, còn gọi là quy trình "Chôn lấp tích cực" để khử độc tố. Quy trình này đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế cho Viện Công nghệ sinh học.
 
“Ở đâu có độc thì mình có vật liệu khử độc, đó là vi sinh vật. Tôi có nhiều năm đi đến nơi có chất độc dioxin, tôi đã biết thế nào là khốc liệt, nếu không xử lý triệt để thì sẽ bị hậu họa” - bà nói. Những cơ thể bị biến dạng, những gương mặt người cha người mẹ đau đớn có con bị nhiễm chất độc hóa học mà bà gặp trong quá trình nghiên cứu cứ ẩn hiện trong đầu bà, cứa vào tim bà đau nhói. Có lẽ vì thế, nữ phó giáo sư luôn trăn trở làm thế nào để thế hệ trẻ Việt Nam không bị di chứng chất độc da cam để lại. Bà nhớ có lần, bà cùng nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đi đàm phán để kêu gọi tài trợ và thực hiện công trình ở Pháp nhưng chưa có kết quả, hai người lang thang dọc dòng sông Seine với nỗi lo lắng và áp lực đè nặng. Bỗng bà Bình nắm lấy tay bà, khẽ nói: “Con hãy cố gắng lên vì đất nước và tương lai của thế hệ trẻ”. Lời động viên của nguyên PCT nước đã khiến bà có thêm sức mạnh và quyết tâm cao độ. “Thế nên, những lần lên rừng, xuống biển, trầm mình trong những nơi có độc tố dioxin, có nguy cơ phơi nhiễm rất cao để lấy mẫu nghiên cứu, thậm chí suýt dẫm phải bom mìn còn sót lại, tôi vẫn không bỏ cuộc” – bà rơm rớm. Có những hôm đề tài đang thực hiện, thì bà bị suy kiệt. Nằm trên giường bệnh, bà vẫn nhờ các con mang tài liệu để nghiên cứu.
 
Hiện Viện Công nghệ sinh học - Việc Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được Chính phủ cho phép lập dự án để mở rộng quy mô.

Những hi sinh thầm lặng
Sự nghiệp khoa học đã lấy đi của bà nhiều thứ, trong đó có thời gian dành cho tổ ấm của mình, dù bà đã rất nỗ lực để làm tròn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Biết vậy nên sau những chuyến công tác dài ngày, bà luôn cố gắng dành trọn vẹn thời gian cho gia đình, chăm sóc từng bữa cơm, đan từng chiếc khăn, mua từng cái áo cho chồng, con. Có hôm, để chiều lòng ba bố con, bà nấu ba món canh khác nhau theo sở thích từng người…
 
Dù thế, đam mê nghiên cứu khoa học, khi đã ngấm vào máu, thấm vào tim, bà lại lao vào miệt mài ở phòng thí nghiệm. Đêm đến, chồng con đã say giấc, bà lại lọ mọ trở dậy, chong đèn nghiên cứu đến khi gà gáy canh ba. Chính vì thế, việc trong nhà, chồng và hai con trai đều… tự lập làm hết. Con trai út của bà biết nấu cơm, rán trứng, úp mì từ năm 6 tuổi. Chồng bà luôn là người đưa đón con đi học. Có lần, con phải nằm viện 2 tháng, bà chỉ bên cạnh con được… 2 tuần, thời gian còn lại, bà dành cho nghiên cứu vì dự án về dioxin đang trong giai đoạn gấp rút không thể bỏ dở.
Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.