Cho con cơ hội trưởng thành

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Mỗi gia đình, mỗi người mẹ có quan điểm, phương pháp nuôi dạy và giúp con trưởng thành khác nhau. Có khi chỉ là trở về quê, cho con được sống, sẻ chia công việc nhà với ông bà. Hoặc qua những chuyến đi, các con được học hỏi, thích nghi và ghi nhớ rất lâu những bài học trong hành trình ấy.

Cho con cơ hội trưởng thành - ảnh 1
Chị My và con trai trong buổi trà chiều, trước khi chuẩn bị chèo SUP Ảnh: NVCC

 Những lúc ấy, mẹ chồng chị Huyền lại “đầu tàu” kể chuyện hàng xóm, láng giềng, họ hàng năm qua ra sao, rồi hỏi việc học hành của cháu gái. Thi thoảng, chị Huyền góp vài ba câu chuyện vui trên thành phố. 

Nhiều năm đã đi qua và con gái chị Huyền lớn dần nhờ bài học từ những ngày rán nem cua bể cùng bà nội và mẹ. “Ở đó, con học được cách tự tay làm nên bữa cơm gia đình, hiểu được phần nào vai trò, vị trí của người phụ nữ trong căn bếp. Và hơn cả, trong sự chuẩn bị có cả bà, cả mẹ và con, cháu đã cho các con thấy được sự tôn kính bậc sinh thành, yêu thương chăm sóc con trẻ, sự quan tâm, chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. 

Trong nhiều chuyến đi của mình, chị Bùi Việt Hà (một kiến trúc sư đang sống và làm việc tại Hà Nội) có bạn đồng hành là Lim - cậu con trai 10 tuổi. “Những chuyến đi đã giúp tôi nhận ra cuộc sống là một hành trình khám phá và trải nghiệm. Tôi bắt đầu cho Lim đi du lịch khi con được hơn 1 tuổi, cái tuổi đã bắt đầu nhận thức và tò mò với thế giới xung quanh bằng đủ giác quan của mình”- chị Hà nhớ lại.

Nhớ lại lần đầu tiên con đi máy bay, chị Hà kể: “Cậu bé đã khóc gần như suốt hành trình rồi lả đi và ngủ trong vòng tay mẹ. Vậy mà ngay trong chuyến bay trở về, cậu đã thay cảm giác lo sợ bằng sự phấn khích và mong chờ. Cứ thế, hai mẹ con rong ruổi qua rất nhiều vùng đất của Việt Nam trong suốt những năm qua”.

Để trải nghiệm của con trở thành bài học quý giá là cả thử thách với người mẹ. “Có những tình huống bất ngờ xảy ra, như con khóc quấy chẳng hạn, đó là lúc người mẹ được thử thách cái đầu tỉnh táo của mình. Những lần con sụt sịt, cảm nhẹ cũng không nên đáng lo, bởi đôi khi đó còn là cách tốt để con hình thành sức đề kháng. Và điều tuyệt vời nhất trong những chuyến đi như thế là tôi được nghe những tiếng cười giòn tan, thấy đôi mắt long lanh, rạng rỡ của con khi được khám phá những vùng đất mới”.

Người lớn thường lo ngại việc đem con xê dịch khắp nơi. “Nhưng khi bạn là một người mẹ yêu thích và dám đi, có đủ tự tin và sự chuẩn bị, bạn sẽ có những chuyến đi mang lại trọn vẹn cảm xúc cho con và chính mình”. Chị Hà My (28 tuổi, đến từ Buôn Ma Thuột) đã trải lòng như thế trước quyết định cho con trai đi phượt cùng gia đình từ lúc 8 tháng tuổi. “Đến giờ, khi con đã gần 2 tuổi, mỗi lần được đi con thích lắm, cười suốt, cứ như trong người có động cơ chạy bằng điện”. Theo chị My, trẻ con rất thông minh, nếu được bố mẹ hướng dẫn, chỉ bảo và cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm sẽ tạo cho bé sự hoạt bát, lanh lợi, không nhút nhát và quan trọng là biết san sẻ tình yêu thương.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.