Chữa "bệnh chồng sợ gần vợ" sau sinh con

Chia sẻ

Bên cạnh sự “lãnh cảm” của phụ nữ sau sinh, còn có hiện tượng “sợ gần vợ” của các ông chồng. Nguyên nhân sợ vợ ở đàn ông chỉ có nguyên nhân tâm lý, bởi việc vợ sinh em bé không có liên quan gì tới sinh lý, nội tiết, cơ thể đàn ông.

Một chị vợ đã viết thư cho Tâm Giao, báo Phụ nữ Thủ đô kể về những lần phải “muối mặt van xin” mà chồng vẫn “không thèm yêu vợ”. Chị khẳng định chồng chị vẫn khỏe, bởi anh chưa tới 35 tuổi.

Thời gian mới sinh con, để khỏi ảnh hưởng tới giấc ngủ, cuộc sống của chồng, để anh còn đi làm, anh chị thống nhất ngủ riêng. Chồng chị sau khi đi làm về là tắm rửa, lên mạng xem phim, nếu vợ sai bảo gì thì làm cái đó. Công việc dành cho anh không nhiều, bởi có bà ngoại (tức mẹ vợ) ở cùng để giúp vợ anh chăm sóc cháu bé. Vợ sinh thường, không phải mổ, nên sức khỏe sớm bình phục.

Chữa (Ảnh: minh họa) 

Sau 2 tháng “cách ly”, chị bắt đầu thấy muốn gần gũi chồng, nhưng anh không muốn. Có hôm chồng ngồi làm việc trên phòng riêng, chị vợ chủ động lên ngồi cạnh chồng, “bắn tin” cho anh biết mình cũng thèm được yêu nhưng anh chồng không nói năng gì.

Theo các chuyên gia tâm lý, các anh chồng sợ quan hệ với vợ sau khi vợ sinh con chủ yếu là do không hiểu biết và tâm lý chán vợ do sự thay đổi dáng vóc của vợ. Có anh không quan hệ với vợ vì nghĩ “vẫn còn bẩn”. Có anh lại tưởng rằng sau khi sinh con, “chỗ đó” của vợ bị dãn rộng, nếu có quan hệ cũng chẳng ăn thua gì, như “đuôi chuột ngoáy lọ mỡ”, nên cũng ngại.

Tuy nhiên, chủ yếu các anh chồng chê vợ có mùi hoi hoi của sữa, mùi khai của nước đái trẻ con, bụng nhăn nheo, eo phì lớn, tăng cân vùn vụt do được bồi dưỡng. Cũng có anh nghiện thủ dâm hay thỏa mãn bằng cách “xem phim trên mạng rồi tự xử”, việc các anh thường làm trong suốt thời kì vợ mang thai, sau đó là kiêng sau sinh. Nhịn việc đó lâu, cũng quen, lại có cách tự xử, thành ra không thấy cần vợ nữa.

Theo chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình Đinh Đoàn, để “chữa bệnh sợ vợ” của các anh chồng, thì chính các chị vợ là “bác sĩ”. Trước tiên, chị em cần phân biệt rõ ràng rằng làm vợ và làm mẹ là hai chức năng cần đi song song. Đừng vì vui chuyện có con mà quên chăm sóc bản thân và duy trì sự gần gũi, hấp dẫn với “bố đứa nhỏ”.

Sau khi sinh con, nên tập ăn uống hợp lý, tránh bồi dưỡng quá mức, khiến cho mình trở thành cái “thùng phi di động”. Hãy tranh thủ thời gian để tập thể dục, thể thao, làm đầu, tỉa mái, duy trì vóc dáng. Hãy lôi kéo người chồng tham gia cùng mình chăm sóc đứa con, dù có giúp viêc hay bà nội, bà ngoại. Buổi tối vợ chồng nằm bên nhau ngắm con, bình luận về con, thể hiện niềm vui và “sự biết ơn” đối với chồng đã cho mình hạnh phúc làm mẹ.

Chữa (Ảnh: minh họa) 

Chồng đi làm về, vợ thủ báo cáo thành tính của con cho chồng biết, chồng vui. Dạy anh ấy cách ôm con, thay tã, pha sữa. Thỉnh thoảng biết nhờ người trông con để hai vợ chồng lại đi café, ăn tối với nhau. Hãy khởi động chuyện yêu bằng những việc nho nhỏ như bóp đầu, xoa trán, đấm lưng, bóp chân cho chồng.

Người vợ đừng ngại thể hiện việc “thèm chồng”, bởi việc phụ nữ khát khao, thèm chồng cũng khiến người đàn ông càng thấy tự hào rằng mình hấp dẫn, được yêu. Trong lĩnh vực này, “bàn tay vàng” của chị em đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đừng im lặng chịu đựng, đừng tỏ thái độ bực bội, đá thúng, đụng nia hay đòi hỏi quá mạnh bạo, khiến người chồng càng thêm xa lánh.

                                                                                                                       THANH THỦY

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.