Con bị rối nhiễu tâm lý vì "gắn bó không an toàn" với mẹ

Chia sẻ

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng việc trẻ quấn quýt mẹ, luôn ngồi trong lòng mẹ... là bình thường. Tuy nhiên đó có thể là dấu hiệu của sự gắn bó mẹ quá mức.

 
Con mắc  bệnh  vì "phụ thuộc vào mẹ"?
 
Trong hội thảo "Vấn đề gắn bó mẹ con và trị liệu tâm lý cho cặp mẹ con" tại Trung tâm văn hóa Pháp vừa qua, TS Nguyễn Minh Đức kể về những trường hợp trẻ bị rối nhiễu tâm lý vì quá "bám" mẹ. Điển hình là trường hợp của bé Quang Vinh (3 tuổi). Ở nhà, bố Vinh ít nói và ít chơi với con, chỉ có mẹ là người thường xuyên chăm sóc và gần gũi bé.
 
Lúc 1 tuổi, Quang Vinh có những biểu hiện như không làm chủ đại tiểu tiện, không kiểm soát được hành vi, có biểu hiện tăng động. Ban đầu không nhà trẻ nào nhận cháu vào học vì cháu gặp khó khăn trong việc hoà nhập với các bạn ở trường. Khi đưa con đến viện khác, bác sĩ còn chẩn đoán Quang Vinh bị tự kỷ, khiến gia đình vô cùng hoảng sợ.
 
Con bị rối nhiễu tâm lý vì
  
Tương tự, bé Minh Anh là con trai út trong một gia đình ba thế hệ gồm bà nội, bố mẹ và hai con trai. Gia đình cho biết, bé có những biểu hiện khó khăn như 3 tuổi không chịu nói, không chơi với bạn, thích chơi một mình, đi vệ sinh không biết gọi người lớn, hay kéo tay mẹ để yêu cầu mẹ lấy những đồ vật cháu thích... Điều đáng chú ý là bữa ăn của Minh Anh đều do một mình mẹ bé đảm nhận. Cậu bé chỉ thích được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm ôm chặt để mẹ bón thức ăn. Ngoài mẹ ra, cậu bé không thích ai gần gũi và cho mình ăn.
 
Theo TS Đức, Quang Vinh và Minh Anh là những trường hợp rối nhiễu tâm lý bắt nguồn từ mối quan hệ gắn bó mẹ con không an toàn. Sự không an toàn đó đã dẫn đến trẻ mắc chứng rối nhiễu tâm lý, khó khăn khi hoà nhập cộng đồng xã hội. Sự gắn bó mẹ con chỉ an toàn khi bé gần gũi với mẹ nhưng vẫn mở lòng ra thế giới xung quanh. Đối với trẻ, nhu cầu được che chở, ôm ấp là một nhu cầu chính đáng nhưng chưa đủ, nó phải cân bằng với việc trẻ khám phá thế giới, tiếp xúc với người khác, với mọi thứ xung quanh.
 
Có những dấu hiệu có thể giúp cha mẹ nhận ra rằng trẻ “bám” mẹ quá mức như: luôn ngồi trong lòng mẹ, buổi tối phải đợi mẹ về mới chịu đi ngủ dù mẹ về rất muộn, ngủ phải kê lên tay hay ôm lấy mẹ, đi nhà trẻ khóc suốt một tuần... Nếu trẻ có sự gắn bó an toàn với mẹ thì sẽ thích nghi môi trường mới như nhà trẻ một cách dễ dàng thay vì khóc trong nhiều ngày.
 
Mẹ - con gắn bó không an toàn vì thiếu vai trò của bố
 
Từ trường hợp bé Quang Vinh và Minh Anh, TS Nguyễn Minh Đức nhận định, vấn đề không chỉ bắt nguồn từ sự chăm sóc, bao bọc quá mức của người mẹ, mà còn từ sự thiếu vắng vai trò của người bố. Nếu ngay từ đầu, người bố dành thời gian để chơi với con, có nhiều trò vui để thu hút con, giúp con khám phá thế giới... thì đã hạn chế phần nhiều nguy cơ trẻ rối nhiễu tâm lý do quá bám mẹ. Ở trường hợp bố Quang Vinh, với sự trợ giúp của nhà trị liệu, phải mất một năm anh mới hiểu ra vai trò của mình và một năm nữa để trở thành ông bố "hoàn hảo" của con.
 
Sáu tháng trị liệu cùng với những thay đổi từ bố mẹ, Quang Vinh bắt đầu có thể ngồi xa mẹ, đi lại trong phòng ngay cả khi có người lạ, chủ động giao tiếp với người lạ. Sau một năm trị liệu, nhà trẻ đã đồng ý cho cháu vào học cả ngày. Hai năm sau, cháu đã là một học sinh tuyệt vời. Điều này cho thấy quá trình trị liệu tâm lý là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc nghiêm túc và bền bỉ của bố mẹ.
 
Với trường hợp bé Minh Anh, các nhà trị liệu đã trao đổi với gia đình để tổ chức bữa ăn có ý nghĩa trị liệu. Sau hai tháng quan sát, tư vấn cho gia đình, cùng gia đình tập dượt, Minh Anh đã chủ động cùng bố bê mâm ra chuẩn bị bữa ăn. Cháu không ngồi trong lòng mẹ nữa mà ngồi riêng trên một chiếc ghế cao hơn với vẻ mặt vui tươi suốt bữa ăn, có thể chỉ tay vào các món ăn và trả lời đúng những câu hỏi của mẹ và người lớn.
 
Thực tế nhiều ông bố hiện đại quá bận rộn với công việc của mình, mặc nhiên xem chăm con là công việc của mẹ. Họ không biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý trẻ, đặc biệt những em trai được mẹ quá cưng chiều, quá bám mẹ, ít gần gũi bố thường gặp khủng hoảng, dễ sa ngã khi tới tuổi dậy thì. Khi thấy trẻ quá “bám mẹ”, người bố và các thành viên khác trong gia đình đều nghĩ rằng điều đó là bình thường khiến cho tình trạng rối nhiễu trở nên trầm trọng hơn.
 
“Sự tham gia của ông bố là tối quan trọng. Nếu không có nhiều thời gian, các ông bố có thể chỉ dành cho con 10 phút mỗi ngày, nhưng phải là thời gian chất lượng. Một cách đơn giản và hiệu quả là bày ra các trò chơi với con, đưa con ra sân chơi, giúp con khám phá tự nhiên, cây cỏ...” - TS Đức đưa ra lời khuyên.
 
 
Nguyễn Hằng

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.